Viêm tai hay nhiễm trùng tai là bệnh khá phổ biến, xuất hiện cả ở trẻ em và người lớn. Việc điều trị viêm tai đúng cách không chỉ giúp người bệnh hồi phục khả năng nghe, mà còn đảm bảo thính lực khỏe mạnh. Vậy hiện nay có những cách trị viêm tai nào mang đến hiệu quả cao, được nhiều người công nhận?
Cách trị viêm tai bằng tây y
Viêm tai là tình trạng tai bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây ra với hiện tượng chảy mủ hoặc sưng đau ở tai. Nếu bệnh để lâu, không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đối với điều trị viêm tai bằng tây y, tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh sẽ có hai phương pháp điều trị bao gồm:
- Điều trị nội khoa bằng thuốc
- Chỉ định phẫu thuật
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc là cách phổ biến. Kháng sinh uống là thuốc được lựa chọn hàng đầu, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kháng sinh đồ cấy mủ tai để từ đó lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.
Thời gian điều trị bằng thuốc diễn ra tối thiểu trong vòng 8 ngày. Với trường hợp màng nhĩ thủng, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc nhỏ tai 3 - 4 ngày. Thuốc nhỏ tai giúp ngăn chặn sự hình thành các bọng mủ làm bít dẫn lưu. Sau đó, người bệnh có thể rửa bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ.
Một số trường hợp viêm tai nhưng điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả sẽ phải chích rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhĩ Diablo. Nếu viêm tai giữa kèm theo dấu hiệu viêm đường hô hấp thì cần thăm khám định kỳ và tiến hành điều trị sớm.
Sử dụng thuốc là cách trị viêm tai phổ biến trong tây y
Chỉ định phẫu thuật tai
Trường hợp bệnh nhân xuất hiện các biến chứng nặng hơn và điều trị nội khoa không hiệu quả thì sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, bao gồm:
- Phẫu thuật vá màng nhĩ: Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để loại bỏ các mô thừa trong tai giữa. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy một mẩu mô nhỏ từ các tĩnh mạch hoặc vỏ sợi cơ để vá lại lỗ thủng trong màng nhĩ. Thủ thuật này thường mất từ 2 đến 3 tiếng.
- Phẫu thuật xương chũm đơn thuần: Là phẫu thuật lấy bỏ phần ngoài của xương chũm và làm sạch các tế bào bên trong khoang chũm, mở rộng sào bào, sào đạo.
- Phẫu thuật xương chũm không hạ tường dây VII: Là phẫu thuật lấy bỏ các tế bào chũm, giữ thành sau ống tai. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ làm sạch cholesteatoma. Phương pháp này giúp giữ nguyên cấu trúc thành ống tai để ngăn chặn những biến chứng có thể gây nên do phẫu thuật.
- Phẫu thuật xương chũm có hạ tường dây VII: Phương pháp này giữ phần xương con và phần màng nhĩ còn lại để tái tạo lại sức nghe.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau tại vết mổ. Các triệu chứng sẽ giảm nhờ vào sử dụng thuốc giảm đau. Thời gian phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật sẽ là từ 1 đến 2 tháng. Trong thời gian này, người bệnh cần đảm bảo tai luôn khô ráo, sạch sẽ và tái khám đúng lịch.
Điều trị viêm tai bằng đông y
Cách trị viêm tai bằng đông y là một trong những cách chữa bệnh hiệu quả. Các bài thuốc đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên bên trong và an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc đông y điều trị viêm tai đem lại hiệu quả cao thường được áp dụng:
Bài thuốc long đởm tả can thang chữa viêm tai
Bài thuốc dành cho những người mắc các triệu chứng viêm tai như: Chảy dịch trong tai, cảm lạnh hoặc sốt nhẹ.. Người bị tiêu chảy do hư hàn hoặc phụ nữ đang mang thai không nên áp dụng bài thuốc này.
- Chuẩn bị: Long đờm thảo, hoàng cần, liên kiều, sa tiền tử, mộc thông, trạch tả, sinh địa mỗi loại 12g, đương quy, chi tử mỗi loại 8g, kim ngân hoa 16g, cam thảo 4g và một số thảo dược bồi bổ khác.
- Cách dùng: Đem các loại thảo dược sắc với 500ml nước trong 30 phút. Mỗi ngày sử dụng một thang, kiên trì dùng hàng ngày sẽ giảm triệu chứng viêm và nhanh khỏi.
Các bài thuốc đông y có tác dụng giảm nguy cơ tái phát viêm tai
Chữa viêm tai giữa từ hoàng bá, quy bản
Đối với trường hợp viêm tai giữa khi thấy biểu hiện nghe kém, tai chảy dịch vàng, đôi khi có lẫn tia máu thì nên áp dụng bài thuốc này:
- Chuẩn bị: Hoàng bá, quy bản, thục địa mỗi loại 16g, tri mẫn 12g.
- Cách dùng: Đem các loại thuốc trên sắc cùng 3 bát nước với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc, kiên trì dùng hàng ngày để giảm nhanh triệu chứng viêm tai.
Bài thuốc thể trung khí bất túc điều trị viêm tai
Trung khí bất túc là tình trạng lưu thông máu bị ách tắc, lâu ngày không điều trị sẽ gây khiếm thính. Biểu hiện là viêm, tai có mủ chảy dịch trắng. Để ngăn ngừa và giảm tình trạng bệnh, có thể áp dụng cách trị viêm tai bằng bài thuốc sau:
- Chuẩn bị: Cát cánh 6g, biến đậu 5g, hoàng bá, hoàng liên mỗi vị 12g, cam thảo, sa nhân, ý dĩ, phục linh mỗi vị 10g và đương quy 16g.
- Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên với 1 lít nước trong thời gian từ 30 đến 45 phút trên lửa nhỏ. Người bệnh nên uống thuốc khi còn ấm để phát huy tác dụng. Mỗi ngày sử dụng một thang và dùng liên tục trong 14 ngày để chấm dứt tình trạng chảy mủ viêm.
Cải thiện viêm tai nhờ sản phẩm thảo dược
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các chuyên gia khuyên người bệnh viêm tai nên kết hợp dùng sản phẩm có thành phần thảo dược thiên nhiên để giảm viêm, tăng cường thính lực, phòng ngừa ù tai, nghe kém.
Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây cối xay là sản phẩm thường được sử dụng. Một nghiên cứu tại Ấn Độ vào năm 2009 đã chỉ ra, trong cây cối xay có chứa hoạt chất tương đương với diclofenac - một loại thuốc chuyên dùng dành cho các trường hợp viêm tai.
Không chỉ vậy, sản phẩm còn kết hợp thêm nhiều thành phần khác như: Cẩu tích, đan sâm, câu kỷ tử, cốt toái bổ, thục địa… Nhờ đó, sản phẩm này có tác dụng bổ thận, giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường dinh dưỡng, oxy lên tế bào thần kinh tai, tăng cường thính lực, phòng ngừa ù tai, nghe kém ở người bị viêm tai rất hiệu quả.
Cây cối xay được chứng minh hỗ trợ điều trị viêm tai hiệu quả với hoạt chất kháng viêm cao
Trên đây là những cách trị viêm tai hiệu quả cập nhật mới nhất hiện nay để bạn tham khảo. Nếu còn băn khoăn về cách trị ù tai, viêm tai, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được chuyên gia tư vấn tận tình.
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ear-infections/diagnosis-treatment/drc-20351622
https://www.webmd.com/cold-and-flu/ear-infection/understanding-otitis-media-treatment
https://www.ent.uci.edu/learning-center/blog/surgery-for-chronic-ear-infections.asp