Viêm tai là bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tùy thuộc vào mỗi vị trí bị viêm mà người bệnh sẽ nhận thấy những triệu chứng khác nhau. Chính vì vậy, hiểu rõ các dấu hiệu viêm tai sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm. Từ đó lựa chọn được các phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Dấu hiệu viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng xuất hiện viêm nhiễm ở bộ phận phía sau màng nhĩ. Nơi đây chứa các xương rung cực nhỏ của tai. Quá trình viêm nhiễm ở tai giữa là do sự phát triển của vi khuẩn, vi-rút gây tổn thương đến tai. Tùy theo mức độ và thời gian viêm nhiễm tai giữa mà chia thành hai tình trạng: Cấp tính và mạn tính.
Dấu hiệu viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính thường đi kèm với nhiễm khuẩn ở vòm họng, mũi. Vì vậy thường xuất hiện sau những cơn cảm lạnh.
Dấu hiệu viêm tai giữa cấp tính ở người lớn: Viêm tai giữa cấp tính thường xuất hiện ở trẻ em. Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể mắc phải với các dấu hiệu viêm tai như:
- Đau tai, ù tai: Khi viêm nhiễm xảy ra ở tai giữa sẽ khiến xuất hiện dịch mủ, niêm mạc tai sưng đỏ, gây nên cơn ù tai, đau tai. Cơn đau có thể kéo dài từ nhẹ đến nặng, đau lan lên cả phần đầu, cảm giác trong tai có nước, gây giảm thính lực.
- Sốt: Khi có viêm nhiễm thì sẽ xuất hiện sốt. Người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khát nước.
- Chảy dịch mủ lỏng: Dịch mủ xuất hiện quá nhiều trong khoang tai giữa, tạo áp lực lớn lên màng nhĩ, do đó có thể xảy ra thủng màng nhĩ. Lúc này sẽ thấy ống tai có dịch nhầy, dịch vàng hoặc mủ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Là những đối tượng thường xuất hiện viêm tai do cấu trúc ống Eustachian (ống nối tai giữa và vòm họng) chưa hoàn chỉnh, nên dễ gây ra viêm tai.
- Sốt cao: Sốt là dấu hiệu dễ nhận biết nhất trong các triệu chứng viêm nhiễm tai giữa cấp tính ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sốt cao từ 39-40ºC, quấy khóc, biếng ăn. Khi trẻ sốt có thể sẽ xuất hiện đi ngoài phân lỏng.
- Đau tai, khó chịu tai: Trẻ quá nhỏ chưa thể biểu đạt được thì bạn có thể thấy các dấu hiệu như trẻ khó ngủ, thường xuyên đưa tay vào trong tai, kéo hoặc xoa tai. Trẻ lớn hơn thì sẽ kêu đau tai.
- Chảy dịch mủ lỏng: Cũng như ở người lớn, nếu áp lực quá lớn thì màng nhĩ của trẻ có thể thủng, do đó bạn sẽ thấy ống tai trẻ ướt, có dịch lỏng.
Đau nhức tai là dấu hiệu viêm tai giữa phổ biến
Dấu hiệu viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa mạn tính là giai đoạn nặng của viêm tai giữa. Dấu hiệu của viêm tai giữa mạn tính thông thường sẽ giống viêm tai giữa cấp tính, nhưng mức độ sẽ khác nhau.
- Đau tai ở viêm tai giữa mạn tính thường không phổ biến, chủ yếu thấy căng tức tai, cảm giác như có áp lực trong tai.
- Chảy dịch mủ: Ban đầu sẽ chảy dịch mủ nhầy theo từng đợt, không thối. Nhưng nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây chảy dịch mủ liên tục, mủ xanh và thối.
- Mất thính lực: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi xương con ở tai giữa. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền âm thanh gây giảm thính lực. Tình trạng viêm kéo dài khiến màng nhĩ bị thủng và có thể gây mất thính lực hoàn toàn một bên tai.
Dấu hiệu viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là hiện tượng viêm nhiễm, đau ngứa ở ống tai ngoài. Nguyên nhân gây viêm tai ngoài là do người bệnh thường xuyên để nước lọt vào tai lúc tắm hoặc đi bơi. Khi bị viêm tai ngoài, bạn sẽ nhận thấy có các triệu chứng sau:
- Đau, ngứa tai: Khi mới xuất hiện viêm nhiễm, bạn sẽ cảm thấy ngứa trong ống tai, dần dần cơn ngứa dữ dội hơn. Nếu tình trạng viêm nặng thì tai sẽ bị đau, cơn đau có thể lan ra mặt, cổ và một bên đầu. Bạn có thể cảm nhận cơn đau rõ rệt hơn khi kéo tai.
- Tai đỏ và ống tai có chất dịch lỏng: Viêm sưng khiến ống tai bị đỏ, xuất hiện dịch lỏng. Dịch lỏng này trong suốt, không mùi, ban đầu ít, nhưng nếu tình trạng viêm nặng có thể thấy xuất hiện dịch nhiều gây đầy tai.
- Giảm thính lực: Sự xuất hiện dịch mủ và sưng đỏ niêm mạc ống tai gây ảnh hưởng đến quá trình truyền âm thanh, từ đó dẫn đến ù tai, giảm thính lực.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ: Tình trạng viêm nhiễm nặng ống tai có thể gây sưng hạch bạch huyết ở cổ khiến đau và khó chịu.
Tai chảy dịch có thể là dấu hiệu của viêm tai ngoài
Dấu hiệu viêm tai trong
Viêm tai trong (hay còn gọi viêm mê đạo tai) là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus xảy ra ở ốc tai và tiền đình. Các cơ quan này vừa có chức năng thần kinh thính giác vừa có chức năng giữ cân bằng cho cơ thể. Vì vậy, dấu hiệu viêm tai trong thường điển hình hơn viêm tai ngoài và tai giữa.
- Chóng mặt, cảm thấy quay cuồng, loạng choạng, mất thăng bằng: Sự xâm nhập của vi khuẩn, vi-rút vào tai trong gây viêm, sưng dây thần kinh tiền đình. Do đó làm xuất hiện các cơn chóng mặt, đau đầu dữ dội. Đồng thời cơ thể mất cân bằng khiến loạng choạng, thậm chí gây ngã.
- Buồn nôn, nôn: Đây cũng là một dấu hiệu điển hình khi xuất hiện rối loạn tiền đình. Cơn buồn nôn này giống hiện tượng buồn nôn khi bạn bị say tàu, say xe.
- Ù tai, mất thính lực: Sự viêm nhiễm ở tai trong gây ảnh hưởng đến các tế bào lông trong ốc tai, từ đó gây nên chứng ù tai. Khi viêm nhiễm kéo dài, dần dần sẽ gây giảm thính lực, thậm chí mất thính lực.
Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột, không báo trước. Có thể xuất hiện ngay khi bạn thức dậy và kéo dài cả ngày. Các dấu hiệu này sẽ giảm bớt sau vài ngày nhưng cũng có thể tồn tại lâu hơn.
Chóng mặt là dấu hiệu điển hình của viêm tai trong
Sự xuất hiện các dấu hiệu viêm tai cảnh báo cho tình trạng nhiễm khuẩn cần được quan tâm và chú ý. Viêm tai kéo dài thậm chí có thể gây ảnh hưởng lớn tới thính lực. Chính vì vậy, khi bạn thấy mình xuất hiện những dấu hiệu trên thì nên thăm khám để có các phương pháp điều trị hoặc sử dụng thảo dược giúp chống viêm, kháng khuẩn.
Điển hình là sản phẩm chứa thành phần chính từ cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau, mang đến công dụng tốt cho người bị viêm tai. Hơn nữa, trong sản phẩm còn chứa rất nhiều thành phần giúp bổ thận, tăng cường tuần hoàn máu, nhờ đó giúp tăng cường thính lực, giảm ù tai, nghe khó do viêm tai hiệu quả.
Nếu bạn còn thắc mắc nào về dấu hiệu viêm tai, hãy để lại số điện thoại liên hệ hoặc bình luận ở bên dưới để chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.
Nguồn tham khảo:
1.https://www.nhs.uk/conditions/labyrinthitis/