Viêm tai giữa không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị triệt để. Vậy bạn đã biết những loại thuốc trị viêm tai được bác sĩ khuyên dùng hiện nay? Dưới đây là những thuốc trị viêm tai cả tây y và đông y thường được sử dụng nhất.
Thuốc trị viêm tai Ciprodex
Ciprodex có thành phần từ Ciprofloxacin và Dexamethasone. Đây là thuốc trị viêm tai giữa cho bé và người lớn. Loại thuốc kháng sinh này được dùng phổ biến để chữa các bệnh viêm tai do nhiễm trùng.
Công dụng của thuốc:
- Diệt trừ vi khuẩn gây bệnh viêm tai. Thường dùng để chữa viêm tai giữa và viêm tai ngoài.
- Kiểm soát tình trạng chảy mủ, đau nhức ở tai làm người bệnh khó chịu.
- Cải thiện triệu chứng của viêm tai giữa như: Đau nhức tai, ù tai.
Thuốc có thể gây các tác dụng phụ như: Gây phát ban kèm ngứa trên cơ thể; Có cảm giác khó chịu và ngứa da trên tai. Khi dùng thuốc bạn nên lưu ý:
- Không dùng cho người bị bệnh tăng huyết áp hoặc rối loạn cơ bắp.
- Không được dùng thuốc Ciprodex khi đang sử dụng các thuốc như: Aspirin, Duloxetine, Clozapine, Antacids, Didanosine,... vì dễ gây tương tác, làm giảm tác dụng của thuốc.
- Không được dùng cho bệnh viêm tai gây ra bởi virus herpes hoặc thủy đậu.
Thuốc trị viêm tai Ciprodex giúp kiểm soát chảy mủ, đau nhức tai
Thuốc trị viêm tai Hydrocortison
Hydrocortison là thuốc kháng sinh chứa steroid có thể diệt khuẩn và trị viêm tai. Thuốc được dùng cho mọi lứa tuổi.
Công dụng của thuốc:
- Tiêu diệt các vi khuẩn cư trú ở tai giữa gây viêm nhiễm.
- Thuốc trị viêm tai cho bé có triệu chứng chảy mủ.
- Ngăn ngừa vi khuẩn tấn công lên não gây viêm màng não.
Cần dừng thuốc và báo ngay với bác sĩ khi gặp các tác dụng phụ sau: Nổi mụn nhỏ trên khắp cơ thể; Bị sưng bên mặt có tai bị viêm và hít thở khó khăn.
Người bệnh nên lưu ý:
- Không dùng Hydrocortison cho bệnh nhân bị thủng màng nhĩ.
- Không dùng cho bệnh viêm tai do virus gây bệnh thủy đậu hoặc virus herpes.
- Không được dùng cho bệnh nhân dị ứng với Hydrocortisone.
Thuốc chữa viêm tai Ciprofloxacin 0.3%
Đây là thuốc thuộc nhóm kháng sinh Quinolon có công dụng:
- Chữa được viêm tai giữa cấp và mạn tính kèm dịch mủ.
- Được dùng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công tai giữa khi người bệnh phẫu thuật viêm xương chũm.
Thuốc có thể gây các tác dụng phụ như:
- Buồn nôn, nôn, đau bụng, đi phân lỏng,...
- Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, nhức đầu,...
Lưu ý khi sử dụng:
- Không được dùng thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc người mẫn cảm với Quinolone.
- Không dùng cho người bệnh bị vỡ ống tai hoặc viêm tai do virus.
Thuốc Ciprofloxacin 0.3% chữa viêm tai giữa có chảy dịch mủ
Thuốc chữa viêm tai Ofloxacin Otic
Thuốc trị viêm tai giữa Ofloxacin Otic dành cho đối tượng từ 1 tuổi trở lên. Thuốc có công dụng:
- Chuyên dùng cho người bị viêm tai giữa.
- Kìm hãm sự phát triển và loại bỏ các vi khuẩn trong tai giữa.
Tác dụng phụ:
- Người bệnh bị đau đầu, chóng mặt, phát ban và ngứa.
- Chảy nước hoặc mủ trong tai.
- Bị mất vị giác và buồn nôn.
- Tim đập mạnh liên hồi.
Lưu ý khi sử dụng:
- Thuốc Ofloxacin Otic không dùng cho bệnh viêm tai bởi virus.
- Hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai.
Thuốc chữa viêm tai Earex Plus
Thuốc trị viêm tai giữa cho người lớn và trẻ nhỏ trên 2 tuổi.
Công dụng của thuốc:
- Chống viêm ở tai, giúp tai luôn sạch và làm mềm tai, loại bỏ ráy tai.
- Giảm các triệu chứng do viêm tai mang lại, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Thuốc có thể khiến bệnh nhân bị chóng mặt hoặc sưng tai.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Thuốc Earex Plus không được khuyên dùng cho người bệnh bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Earex Plus là thuốc trị và chống viêm ở tai, giúp tai luôn sạch sẽ
Thuốc chữa viêm tai Otosan
Otosan là thuốc trị viêm tai giữa có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên.
Công dụng:
- Giữ tai luôn sạch sẽ và loại bỏ môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Làm sạch ráy tai và đẩy chúng ra ngoài tai.
Dù là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nhưng người bệnh vẫn cần cẩn trọng khi dùng Otosan. Tốt nhất nên test thử nguy cơ dị ứng trước khi sử dụng để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thuốc chữa viêm tai Betnesol-N
Betnesol-N là thuốc được sử dụng trên lâm sàng bởi các công dụng:
- Điều trị nấm ở tai, viêm tai có mủ dày hoặc một bên màng nhĩ bị thủng.
- Giảm thiểu đau nhức và cơn ngứa ngáy khó chịu trong tai.
Tác dụng phụ:
- Bệnh nhân cảm thấy khô mũi, hay hắt xì.
- Đau đầu, phát ban ngứa hoặc chảy máu cam.
Chống chỉ định: Không có tác dụng chữa viêm tai giữa do virus herpes.
Betnesol-N là thuốc trị viêm tai và nấm ở tai có mủ nhầy hoặc một bên màng nhĩ bị thủng
Thuốc điều trị viêm tai bằng đông y
Bên cạnh các thuốc điều trị như trên, có nhiều loại thuốc chữa viêm tai bằng đông y đã được sử dụng từ nhiều đời nay. Trong đó, cây cối xay là thảo dược điển hình nhất. Theo y học cổ truyền, cây cối xay có vị ngọt thanh, tính bình hòa. Trong một nghiên cứu gần đây thì cây cối xay còn có hoạt chất chống viêm. Vì thế chúng ngày càng được sử dụng như một vị thuốc trị viêm tai giữa.
Cách dùng: Bạn lấy 30g cây cối xay khô cho vào nồi cùng khoảng 800ml nước. Sau đó sắc thuốc tới khi còn khoảng 1 bát nước thuốc. Lượng thuốc này chia đều 3 phần uống trong ngày.
Tuy nhiên, phương pháp này chưa được kiểm chứng nên dễ gây tác dụng phụ. Vì thế bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm thảo dược đã được điều chế với tỷ lệ và dây chuyền công nghệ hiện đại. Như thế thành phần chống viêm của cây cối xay sẽ được phát huy tốt nhất. Ngoài ra, sản phẩm cũng được thêm vào các thành phần thiên nhiên như: Đan sâm, câu kỷ tử, thục địa,... Không chỉ chống viêm tai mà còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, bổ thận, nhờ đó mà sức khỏe thính lực cũng được cải thiện.
Sản phẩm thảo dược từ cây cối xay giúp hỗ trợ trợ điều trị viêm tai
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm tai
Khi sử dụng thuốc trị viêm tai, đặc biệt là các thuốc tây y, bạn cần lưu ý:
- Chỉ nên dùng thuốc tây y khi có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng để tránh tình trạng viêm tai trầm trọng hơn.
- Ngoài ra, thuốc chỉ dùng qua đường nhỏ vào tai. Vì thế không được uống hoặc nhỏ vào mắt.
- Không để đầu nhỏ chạm vào tay hoặc da tay làm lây lan vi khuẩn.
- Nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tình trạng viêm tai sớm được cải thiện.
Thuốc trị viêm tai sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu được sử dụng đúng và đủ liều. Vì vậy, người bệnh cần khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ để việc chữa trị hiệu quả hơn.
Tham khảo: