Điếc đột ngột là một trường hợp mất thính giác diễn ra nhanh chỉ trong vài phút đến vài giờ. Theo thời gian, khả năng nghe của mỗi người có thể bị suy giảm tự nhiên. Nhưng nếu bạn đang gặp tình trạng điếc đột ngột không rõ lý do, đây có thể là một cảnh báo về sức khỏe mà bạn cần quan tâm.

Vậy, điếc đột ngột là gì? Các cách điều trị và phòng ngừa điếc đột ngột như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết hơn cho bạn về tình trạng này.

Tìm hiểu bệnh điếc đột ngột là gì?

Điếc đột ngột (SSHL) là tình trạng thính giác của bạn bị suy giảm nhanh chóng. Tình trạng này có thể diễn ra ở một hoặc cả hai bên tai.

Theo thống kê từ Hiệp hội Khiếm thính Hoa Kỳ (HLAA), 9/10 người bị điếc đột ngột chỉ xuất hiện ở một bên tai. Họ nhận thấy tình trạng điếc đột ngột khi cố gắng sử dụng tai bị điếc để nghe các âm thanh xung quanh hay khi nói chuyện điện thoại.

Theo tài liệu từ đại học Harvard, mỗi năm có khoảng 66.000 trường hợp điếc đột ngột được ghi nhận tại Mỹ. Trong đó, có khoảng 5.000 trường hợp trong độ tuổi từ 40 – 50. Con số thực tế có thể cao hơn vì tình trạng này thường không được chẩn đoán chính xác.

Điếc đột ngột là bệnh lý cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ bị điếc tai vĩnh viễn. Theo chuyên gia, việc điều trị điếc đột ngột càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao. Nếu được điều trị trong 24 giờ đầu nhận thấy triệu chứng giảm thính lực, khả năng hồi phục có thể lên tới 85%. Tuy nhiên, nếu điều trị muộn sau 3 tuần thì có thể người bệnh sẽ bị điếc vĩnh viễn không thể phục hồi.

diec-dot-ngot-la-benh-ly-dieu-tri-cang-som-cang-tot

Điếc đột ngột là bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt

Điếc đột ngột là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Điếc đột ngột có thể không gây nguy hiểm nếu có nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố như lão hóa tự nhiên. Tuy vậy, trong một số trường hợp, điếc đột ngột có thể là hệ lụy của một số bệnh lý khác. Ví dụ như:

  • Dấu hiệu đột quỵ não, u dây thần kinh số 4.
  • Dấu hiệu rối loạn tự miễn dịch như viêm mạch, hội chứng Cohan.
  • Đa xơ cứng.
  • Tế bào hồng cầu bất thường, ví dụ như hồng cầu lưỡi liềm.
  • Dấu hiệu của rối loạn mạch máu.

Nguyên nhân điếc đột ngột là gì?

Điếc đột ngột có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy vậy, có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điếc đột ngột vô căn có thể xuất phát từ 4 nguyên nhân như sau:

Nhiễm virus: Các nghiên cứu cho thấy, điếc đột ngột do vùng tai bị nhiễm virus xảy ra với tỉ lệ vừa phải. Đặc biệt, 17 – 33% người bệnh cho biết họ đã bị một loại bệnh virus trước đó khi bị điếc đột ngột.

Tổn thương mạch máu: Ốc tai là cơ quan cuối cùng cung cấp máu cho tai và không có bất kỳ mạch máu phụ nào. Khi xuất hiện các tổn thương mạch máu, huyết khối, tắc mạch,… lưu lượng máu đến ốc tai sẽ bị suy giảm và gây điếc đột ngột.

Vỡ màng trong ốc tai: Trong tai tồn tại các màng mỏng để ngăn cách tai trong, tai giữa với nhau. Nếu màng mỏng này bị vỡ có thể gây ra tình trạng mất thính giác đột ngột. Ngoài ra, sự rò rỉ chất dịch quanh tai qua màng mỏng bị vỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây điếc đột ngột.

Hệ miễn dịch suy giảm: Điếc đột ngột cũng có thể do hệ miễn dịch suy giảm gây ra. Nguyên nhân này được đưa ra vào năm 1979. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn có nhiều quan điểm khác nhau và chưa rõ ràng về nguyên nhân này.

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu: Trong báo cáo liên quan từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra tình trạng nghe kém đột ngột. Báo cáo này cũng cho kết quả rằng, trong 16.000 trường hợp bị điếc đột ngột (bao gồm kiểm soát/không kiểm soát được) có đến 4.3% trường hợp bị thiếu sắt.

virus-la-nguyen-nhan-pho-bien-gay-ra-tinh-trang-diec-dot-ngot

Virus là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng điếc đột ngột

Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị điếc đột ngột như:

  • Ráy tai, thủng màng nhĩ, bệnh Meniere.
  • Bị tổn thương do tiếng ồn quá lớn hoặc tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian quá dài.
  • Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây mất thính lực.
  • Do xuất hiện các chất lỏng bên trong tai như keo tai, sự tích tụ của tế bào da (cholesteatoma).
  • Do lão hóa tự nhiên.

Triệu chứng và chẩn đoán điếc đột ngột

Triệu chứng của điếc đột ngột khá rõ ràng. Đặc biệt là ngay sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Bạn có thể nhận thấy những triệu chứng khác thường như sau:

  • Không hoặc khó có thể theo dõi các cuộc trò chuyện xung quanh, cảm giác như âm thanh bị bóp nghẹt.
  • Không nghe rõ được các tiếng ồn như tiếng xe cộ, tiếng tivi mà phải bật ở mức volume to mới có thể nghe rõ hơn.
  • Không nghe được âm thanh ở tần số cao.
  • Một số triệu chứng hiếm gặp hơn có thể gồm chóng mặt, ù tai, nghe thấy tiếng vo ve bên trong tai hoặc gặp vấn đề với việc giữ cân bằng cơ thể.

Trong trường hợp gặp bất kỳ triệu chứng điếc đột ngột nào, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám. Bác sĩ sẽ thực hiện một số bài kiểm tra để xác định chính xác hơn.

Phổ biến nhất là phép đo thính lực âm tần. Bác sĩ sẽ thực hiện đo âm thanh ở các tần số khác nhau để kiểm tra khả năng nghe của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện thêm xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ, MRI, xét nghiệm thăng bằng để xác định mức độ tổn thương thính lực.

bac-si-se-do-thinh-luc-de-xac-dinh-tinh-trang-diec-dot-ngot-cua-ban

Bác sĩ sẽ đo thính lực để xác định tình trạng điếc đột ngột của bạn

Điều trị và phòng ngừa điếc đột ngột

Điếc đột ngột có thể thuyên giảm nhờ điều trị bằng các loại thuốc hoặc sử dụng một số thủ thuật đơn giản. Người bệnh sẽ được điều trị dựa vào mức độ rối loạn thính giác đang gặp phải. Cụ thể như sau:

Phác đồ điều trị điếc đột ngột

Đối với những trường hợp không tự phục hồi thính lực, phác đồ điều trị điếc đột ngột thường được áp dụng như sau:

Sử dụng thuốc Corticosteroid: Điều trị tình trạng rối loạn thính giác bằng cách giảm sưng, giảm viêm. Bạn có thể sử dụng Steroid dạng viên hoặc dùng bằng dạng tiêm trực tiếp màng nhĩ vào tai giữa.

Phương pháp oxy cao áp: Hay còn được gọi là Hyperbaric Oxygen Therapy. Phương pháp này sử dụng oxy tinh khiết trong áp lực cao để giúp oxy trong máu tăng cao. Từ đó, giúp phục hồi lưu lượng máu đến tai, chữa điếc đột ngột.

Cấy ốc tai điện tử, sử dụng máy trợ thính: Trong trường hợp 2 phương pháp điều trị trên không hiệu quả, người bệnh có thể được khuyến khích sử dụng thiết bị trợ thính, hoặc người bệnh cũng có thể sử dụng cấy ốc tai điện tử để kích thích vào thần kinh ốc tai.

thuoc-corticosteroid-duoc-su-dung-trong-dieu-tri-diec-dot-ngot

Thuốc Corticosteroid được sử dụng trong điều trị điếc đột ngột

Cách phòng ngừa điếc đột ngột

Bên cạnh các phương pháp trên, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề khác để giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa điếc đột ngột quay trở lại. Bao gồm:

Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống

Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A, omega 3, kali, kẽm,… để giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ bảo vệ tai khỏi các tác nhân có thể gây điếc đột ngột. Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…

  • Tránh tiếp xúc với các khu vực có tiếng ồn, âm thanh lớn.
  • Không nên đeo tai nghe thường xuyên, không nghe tiếng ồn quá 60% mức volume bằng tai nghe.
  • Tránh để tai bị tổn thương bởi các vật lạ hoặc ngoáy tai quá mạnh.
  • Giảm thiểu căng thẳng hàng ngày để giảm nguy cơ bị tắc mạch máu.

Sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ

Bạn có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược như cao cối xay, cao vảy ốc, cao cốt toái bổ, cao câu kỷ tử, cao đan sâm,… Đây đều là những thảo dược có tác dụng giảm sưng, chống viêm, tăng cường lưu thông máu lên tai. Ngoài ra, khi phối hợp các thảo dược này với nhau có thể giúp giảm ù tai, tăng cường thính lực tốt hơn cho người bệnh.

Đặc biệt, thành phần đan sâm đã được nghiên cứu trên thế giới chứng minh có tác dụng hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu tới ốc tai, từ đó cải thiện tình trạng điếc đột ngột hiệu quả.

mot-so-thao-duoc-ho-tro-tang-cuong-thinh-luc-cho-nguoi-bi-diec-dot-ngot

Một số thảo dược hỗ trợ tăng cường thính lực cho người bị điếc đột ngột

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về tình trạng điếc đột ngột cũng như cách chữa trị, phòng ngừa mà bạn cần biết. Nếu bạn đang xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Những chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn có thể để lại số điện thoại hoặc câu hỏi dưới phần bình luận nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp. Đội ngũ dược sĩ sẽ hỗ trợ cho bạn.

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/hearing-loss/

https://www.nidcd.nih.gov/health/sudden-deafness

https://www.hearingloss.org/hearing-help/hearing-loss-basics/sudden-deafness/