Sử dụng thuốc chữa ù tai là phương pháp đầu tay được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chữa ù tai dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng phụ của thuốc điều trị ù tai bạn không thể xem thường.
Những tác dụng phụ của thuốc chữa ù tai
Ù tai là tình trạng người bệnh luôn nhận thấy trong tai có tiếng kêu khó chịu. Tình trạng này gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý, sức khỏe của người bệnh. Ù tai có thể là biểu hiện khi cơ thể bị suy nhược, mất ngủ, căng thẳng kéo dài.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh trong cơ thể. Các bệnh dễ gây ù tai nhất là: Viêm tai giữa, viêm xương chũm, thủng màng nhĩ, tuần hoàn máu kém, chức năng thận suy giảm. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bạn có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp.
Ù tai là triệu chứng rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Các thuốc thường được kê đơn để chữa ù tai có thể kể đến như: Betahistine, Flunarizine, Piracetam… Các thuốc này có tác dụng giảm triệu chứng ù tai, chóng mặt, nhức đầu. Tuy nhiên, sử dụng trong thời gian dài lại dễ gây tác dụng không mong muốn cho sức khỏe. Điển hình như:
- Mệt mỏi, buồn ngủ: Cũng như nhiều loại thuốc tây khác, việc sử dụng thuốc để điều trị ù tai trong thời gian dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi. Tình trạng này thường được khắc phục bằng cách hoạt động nhẹ nhàng. Nếu thấy triệu chứng mệt mỏi nghiêm trọng, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mà các bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiếp tục hay ngừng sử dụng thuốc.
- Buồn nôn: Đây là một trong những tác dụng phụ thường thấy nhất khi sử dụng thuốc điều trị ù tai. Đặc biệt với những ai phải sử dụng thuốc trong thời gian dài. Để hạn chế tác dụng phụ này, các chuyên gia khuyên người bệnh nên uống thuốc sau khi ăn.
- Dễ kích động: Trong nhiều trường hợp, người bị ù tai được kê đơn sử dụng thuốc chống trầm cảm, lo lắng do chứng ù tai gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây tác dụng không mong muốn là tinh thần dễ bị kích động, phấn khích quá đà. Vì vậy, hãy thông báo với bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy có triệu chứng dễ kích động hơn bình thường.
- Rối loạn giấc ngủ: Do tác dụng kích thích thần kinh nên một số thuốc điều trị ù tai dễ khiến người bệnh bị mất ngủ. Nếu nhận thấy bị mất ngủ, bạn nên uống thuốc điều trị ù tai vào buổi sáng. Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn nên kết hợp cùng chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý.
- Rối loạn tình dục: Rối loạn cương dương, xuất tinh chậm, giảm ham muốn tính dục… cũng là những vấn đề bạn có thể sẽ phải đối mặt khi sử dụng thuốc chữa ù tai. Nếu tác dụng phụ này gây ảnh hưởng tới cuộc sống, bạn có thể thông báo với bác sĩ để được đổi thuốc.
- Khô mắt, mờ mắt: Sử dụng thuốc điều trị ù tai trong thời gian dài cũng có thể gây ra tác dụng không mong muốn cho thị lực. Trong đó, mờ mắt, khô mắt là triệu chứng thường gặp nhất. Với tác dụng phụ này, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt đặc hiệu để có cảm giác dễ chịu hơn.
Thuốc chữa ù tai có thể gây nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe
Điều trị ù tai, giảm tác dụng phụ của thuốc tây
Để cải thiện ù tai và giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ù tai, người bệnh cần kết hợp thực hiện cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Cụ thể như:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Dù không có khả năng chữa ù tai nhưng việc thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp tăng cường thính lực. Điều này giúp giảm triệu chứng ù tai hiệu quả. Bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi; Hạn chế ăn đồ quá mặn, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh; Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
- Tập luyện đều đặn: Tập luyện giúp tăng tuần hoàn máu, giúp đưa oxy và dưỡng chất tới thần kinh thính giác, từ đó giảm ù tai hiệu quả. Bạn có thể tập luyện bất cứ môn thể thao nào đều mang đến lợi ích cho thính lực. Các môn thể thao tốt gồm: Thiền, yoga, đạp xe…
- Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian quá dài là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị ù tai. Do đó, bạn cần hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn quá lâu. Nếu công việc phải làm trong công trường hay xí nghiệp có tiếng ồn cao thì bạn nên sử dụng thiết bị bảo vệ tai.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng, mệt mỏi có thể khiến tiếng kêu trong tai bạn ngày càng lớn. Do đó, việc giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Để giảm căng thẳng, bạn có thể thường xuyên nghe nhạc, đi mua sắm, du lịch… Hoặc bạn có thể làm bất cứ điều gì mình muốn để tinh thần phấn khởi, yêu đời.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Bên cạnh các phương pháp như trên, để cải thiện ù tai, bạn có thể sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Các sản phẩm này được bào chế từ thảo dược lành tính nhưng lại rất tiện lợi trong quá trình sử dụng. Các thảo dược thường được sử dụng để chữa ù tai gồm có: Cây cối xay, đan sâm, thục địa, cốt toái bổ, câu kỷ tử…
Cây cối xay là thảo dược có tác dụng tốt với người bị ù tai
Nếu nhận thấy có triệu chứng ù tai, bạn cần cẩn trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Hãy uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để không gây ảnh hưởng tới thính lực.
Nếu có bất cứ băn khoăn nào về tác dụng phụ của các thuốc chữa ù tai, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để nhận được tư vấn của chuyên gia.
Xem thêm: Ù tai là triệu chứng của bệnh gì? Làm sao để cải thiện?