Tự nhiên bị ù tai trái không phải triệu chứng bình thường mà là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị tốt nhất, hạn chế biến chứng gây hại cho sức khỏe. Nội dung bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn 7 bệnh lý điển hình dẫn đến triệu chứng ù tai trái.

Khối u dây thần kinh thính giác gây ù tai trái

U dây thần kinh thính giác còn có tên gọi khác là u dây thần kinh số 8. Bản chất đây là khối u lành, phát triển chậm, gặp nhiều ở đối tượng từ 30 đến 60 tuổi.

Theo nghiên cứu, u dây thần kinh thính giác chiếm đến 8% các loại u phát triển trong não bộ. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh thường diễn biến thầm lặng, phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u. 

Thực tế cho thấy, tự nhiên bị ù tai trái là dấu hiệu điển hình ở bệnh nhân u dây thần kinh thính giác trái. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp thêm một số biểu hiện khác như: Đau đầu, giảm khả năng nghe, thậm chí điếc đột ngột.

Tu-nhien-u-tai-trai-do-khoi-u-day-than-kinh-thinh-giac-trai

Tự nhiên ù tai trái do khối u dây thần kinh thính giác bên trái

Ù tai bên trái do dị dạng mạch máu não

Dị dạng mạch máu não là tình trạng rối loạn bất thường các mạch máu trong não. Những mạch này giữ vai trò vận chuyển máu giàu oxy từ tim đến não, từ đó đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. 

Khi quá trình này bị phá vỡ sẽ gây tích tụ các mảng bám, cản trở con đường lưu thông của mạch máu. Đây là nguyên nhân chính khiến máu chảy mạnh hơn gây ra tiếng động trong tai, từ đó dẫn đến hiện tượng ù tai thường gặp. Ngoài ra, người bệnh dị dạng mạch máu não có thể bị đau đầu, co giật, nguy hiểm hơn là đột quỵ, xuất huyết não.

Mắc bệnh về thận - Nguyên nhân ù tai trái phổ biến

Thận nằm ở hai bên cột sống, chức năng chính là lọc máu, bài tiết nước tiểu và loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài. Không chỉ thế, thận còn hỗ trợ quá trình sản sinh ra các tế bào máu, đảm bảo cho hoạt động sống của những cơ quan trong cơ thể.

Theo quan niệm đông y, “thận khai khiếu ra tai”. Nói vậy để thấy, thận và chức năng thính giác có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thận yếu sẽ gây ù tai và ngược lại nếu thận khỏe thì tai nghe tốt. 

Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, người bị suy thận sẽ có nguy cơ bị ù tai cao gấp 3 lần so với người bình thường. Đặc biệt, những người bị suy giảm chức năng thận kèm theo đái tháo đường hoặc suy tim có nguy cơ gặp triệu chứng ù tai cao hơn 10 lần so với những người khoẻ mạnh.

Chính vì vậy, nếu bạn tự nhiên bị ù tai trái gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, hãy coi chừng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thận đang gặp vấn đề.

Dot-nhien-u-tai-trai-do-suy-giam-chuc-nang-than

Đột nhiên bị ù tai trái do suy giảm chức năng thận

Huyết áp cao khiến tai trái đột nhiên bị ù

Huyết áp cao được xem là “kẻ giết người thầm lặng” bởi mức độ nguy hiểm của bệnh tới sức khỏe. Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị huyết áp cao, tức là cứ khoảng 5 người trưởng thành sẽ có 1 người bị bệnh.

Cao huyết áp là bệnh mạn tính, xảy ra khi áp lực của máu tăng cao gây chèn ép lên thành động mạch. Điều này kéo theo sự gia tăng lực ép lên mạch máu trong tai, khiến người bệnh bị ù tai nói chung và ù tai trái nói riêng. Bệnh không chữa trị sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim,...

Tự nhiên bị ù tai trái do bệnh xơ cứng tai

Xơ cứng tai bản chất là quá trình thay đổi bất thường của các xương gần tai. Các xương này có chức năng chính là bảo vệ tai và dẫn truyền âm thanh. Tuy nhiên, khi tai bị xơ cứng, quá trình truyền âm sẽ bị gián đoạn gây ra triệu chứng ù tai.

Theo thống kê, hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 0,5% dân số bị xơ cứng tai và hơn 10% bệnh nhân bị tổn thương ở khu vực xương thái dương. Trong đó, tỷ lệ nữ giới bị bệnh cao gấp 2 lần so với nam. Xơ cứng tai không chỉ gây ra chứng ù tai mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực, thậm chí gây điếc vĩnh viễn nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.

Tu-nhien-bi-u-tai-trai-do-benh-xo-cung-tai-nguy-hiem

Tự nhiên bị ù tai trái do bệnh xơ cứng tai nguy hiểm

Rối loạn thính giác gây ù tai trái đột ngột

Tai muốn nghe tốt thì thể tích, áp suất của các chất nội dịch trong tai phải luôn giữ ở mức ổn định. Tuy nhiên, khi bị rối loạn thính giác, tính chất của chất nội dịch sẽ bị biến đổi gây ra các triệu chứng điển hình như ù tai, nhức đầu, chóng mặt,...

Theo nghiên cứu, rối loạn thính giác có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là người trong độ tuổi từ 20 đến 40. Nguyên nhân gây bệnh do yếu tố di truyền, chấn thương vùng đầu, cổ, nhiễm trùng tai,...

Đột nhiên ù tai trái do viêm tai giữa

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao hay bị ù tai trái chưa? Nếu bạn gặp phải triệu chứng này trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thì có thể là dấu hiệu của viêm tai giữa.

Viêm tai giữa là bệnh phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh xảy ra khi khu vực tai giữa bị nhiễm trùng do thời tiết thay đổi, ô nhiễm không khí, viêm đường hô hấp cấp,...

Sở dĩ viêm tai giữa gây triệu chứng ù tai trái là bởi khoang giữa tai có chức năng dẫn truyền âm thanh. Khi khu vực này bị tổn thương sẽ khiến cho tần số âm thanh suy giảm, từ đó dẫn đến tiếng kêu trong tai.

Theo thống kê được công bố bởi Bộ Y tế, viêm tai giữa là bệnh phổ biến thứ hai gặp ở trẻ nhỏ chỉ sau viêm hô hấp. Bệnh không chữa kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xương chũm, liệt dây thần kinh mặt, thủng màng nhĩ,...

Tu-nhien-bi-u-tai-trai-do-viem-tai-giua

Tự nhiên bị ù tai trái do bệnh viêm tai giữa

Tự nhiên bị ù tai trái là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe nguy hiểm. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết đã giúp bạn có thêm hiểu biết về triệu chứng khó chịu này.

Để khắc phục chứng ù tai trái, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược bào chế dưới dạng viên uống rất tiện lợi. Với thành phần chính gồm cây cối xay, đan sâm, thục địa, cẩu tích,... sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng ù tai, đau tai do viêm nhiễm.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm và được tư vấn miễn phí về chứng ù tai, hãy để lại thông tin dưới đây bạn nhé!

NGUỒN THAM KHẢO:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/156286 

https://www.nidcd.nih.gov/health/tinnitus 

https://www.msdmanuals.com/en-nz/