Xuất hiện từ cuối năm 2019, sau hơn 2 năm, đại dịch Covid-19 vẫn đang là mối lo của toàn cầu. Số ca mắc mới không ngừng tăng lên đang là gánh nặng của ngành y tế thế giới. Không chỉ gây ra các triệu chứng như: Đau mỏi cơ, đau đầu, mệt mỏi, ho, sốt… Covid-19 còn dẫn đến chứng ù tai, mất thính lực. Dù không quá nguy hiểm nhưng ù tai hậu covid cũng cần được hiểu đúng để có phương pháp điều trị kịp thời.

Mối quan hệ giữa ù tai và Covid-19

Ù tai là một triệu chứng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mỗi người bệnh. Nhiều người nhận thấy có triệu chứng ù tai khi mắc Covid-19. Thậm chí, chứng ù tai vẫn tiếp tục kéo dài cả khi bệnh nhân đã có kết quả âm tính.

Để đánh giá mối quan hệ giữa ù tai và Covid-19, các nhà khoa học tại Ba Lan tiến hành một nghiên cứu vào năm 2021. Các tác giả đã thực hiện đánh giá thính lực học về tần suất và cường độ của chứng ù tai ở bệnh nhân sau Covid-19. Họ đánh giá tần số và cường độ của ù tai lần lượt là 4 kHz và 10 dB. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, chứng ù tai trở nên trầm trọng hơn do Covid-19.

Trong một đánh giá có hệ thống về các triệu chứng liên quan đến thính giác sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, gần 15% bệnh nhân cho biết bị ù tai. Covid-19 cũng khiến 40% người có sẵn tiền sử ù tai nhận thấy triệu chứng này càng nghiêm trọng hơn.

covid-19-co-the-gay-anh-huong-toi-thinh-luc

Covid-19 có thể gây ảnh hưởng tới thính lực

Tại sao Covid-19 lại gây ù tai?

Hiện tại, nguyên nhân tại sao Covid-19 lại gây ù tai hay ảnh hưởng tới thính lực vẫn chưa thực sự được biết chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nguyên nhân ù tai do Covid có thể là do:

  • Virus gây bệnh Covid-19 làm tổn thương cơ quan thính giác: Nghiên cứu cho thấy, virus SARS-CoV-2 có thể làm tổn thương các mạch máu trong cơ thể, trong đó có mạch máu ở tai trong, dây thần kinh thính giác. Khi thần kinh thính giác bị tổn thương sẽ khiến quá trình truyền âm thanh từ tai lên não bị ảnh hưởng. Điều này khiến thính lực bị suy giảm với triệu chứng ù tai, nghe kém.
  • Mắc các bệnh lý về đường hô hấp trên: Bệnh Covid-19 gây ra nhiều triệu chứng đường hô hấp trên như: Sổ mũi, nghẹt mũi, viêm họng… Do tai mũi họng thông nhau nên khi mắc các vấn đề hô hấp trên sẽ khiến dịch lỏng đẩy lên tai giữa. Dịch lỏng trong tai giữa nhiều là nguyên nhân gây viêm, cản trở âm thanh dẫn truyền vào tai trong và gây chứng ù tai.
  • Sử dụng thuốc điều trị Covid-19: Việc sử dụng các thuốc điều trị Covid-19 như: Thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau… có thể gây độc cho tế bào lông nhỏ ở tai trong, từ đó gây ù tai, mất thính lực. Ù tai, mất thính lực được xem là tác dụng không mong muốn của các thuốc này.

virus-gay-benh-covid-19-lam-ton-thuong-mach-mau-tai-trong-va-gay-u-tai

Virus gây bệnh Covid-19 làm tổn thương mạch máu tai trong và gây ù tai

Ù tai hậu Covid có nguy hiểm không?

Thực chất, ù tai do covid hay bởi nhiều nguyên nhân khác không quá nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, kịp thời, chứng ù tai sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Dưới đây là những vấn đề bạn có thể sẽ gặp phải nếu bị Covid-19:

  • Ngại giao tiếp, tự cô lập bản thân, không còn muốn nói chuyện với bạn bè và người thân trong gia đình.
  • Bị mất ngủ, khó ngủ bởi tiếng kêu to và khó chịu hơn về đêm, khi không gian xung quanh yên tĩnh.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu, người như kiệt sức.
  • Khó tập trung trong công việc, học tập. Ảnh hưởng tới kết quả công việc và kết quả học tập.

Điều trị ù tai hậu covid bằng cách nào?

Nếu có triệu chứng ù tai hậu covid, bạn cần tìm cách điều trị càng sớm càng tốt để không gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Dưới đây là một số phương pháp chữa ù tai bạn có thể áp dụng:

Sử dụng thuốc trị ù tai

Các thuốc trị ù tai là thuốc giúp tăng tuần hoàn máu, thuốc chống viêm, giảm đau trong trường hợp có viêm nhiễm ở tai, thuốc chống rối loạn lo âu, căng thẳng do ù tai gây ra:

  • Thuốc tăng tuần hoàn ốc tai: Dùng thuốc tăng tuần hoàn máu tới tai sẽ giúp cải thiện ù tai do tuần hoàn máu kém, rối loạn tiền đình, rối loạn vận mạch tai trong. Các thuốc được sử dụng gồm: Piracetam, betaserc, stugeron…
  • Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc ổn định thần kinh, giảm nhẹ khó chịu, căng thẳng, lo lắng do chứng ù tai gây ra. Thuốc thường được sử dụng là: Clomipramine; Desipramine; Imipramine; Nortriptyline; Protriptyline; Alprazolam…
  • Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau: Các thuốc này thường được dùng để điều trị ù tai do mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai. Các thuốc thường được sử dụng là: Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID), Paracetamol, Amoxicillin…

dung-thuoc-cai-thien-u-tai-do-covid

Dùng thuốc giúp cải thiện ù tai do Covid

Sử dụng vitamin và khoáng chất tốt cho tai

Việc bổ sung vitamin và khoáng chất cũng giúp tăng cường sức khỏe thính giác, từ đó cải thiện triệu chứng ù tai hậu covid hiệu quả. Dưới đây là các vitamin và khoáng chất tốt, người bị ù tai nên sử dụng:

  • Vitamin B3: Vitamin B3 hỗ trợ lưu thông máu tới tai, tốt cho hệ thống thần kinh trung ương, từ đó giúp cải thiện ù tai hiệu quả.
  •  Vitamin B6: Vitamin B6 cần thiết cho việc kiểm soát tâm trạng và sự nhạy cảm với chứng ù tai.
  • Vitamin B12: Vitamin B12 tạo ra các tế bào hồng cầu mới và cải thiện lưu lượng máu đến tai.
  • Axit folic: Axit folic có công dụng giảm gốc tự do gây hại trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mất thính lực.
  • Kẽm: Nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp có thể là nguyên nhân gây ù tai. Do đó, Kẽm là khoáng chất tốt cho người bị ù tai.
  •  Magie: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi nồng độ magie trong dịch tai trong tăng lên, triệu chứng ù tai giảm đi. Vì vậy, bổ sung magie sẽ giúp cải thiện ù tai.

Có chế độ sinh hoạt điều độ giảm ù tai

Một số thói quen hàng ngày như sử dụng thuốc lá, bia, rượu sẽ khiến triệu chứng ù tai ngày càng tiến triển nặng hơn. Do đó, việc thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng ù tai:

  • Hạn chế sử dụng bia, rượu: Uống quá nhiều bia rượu sẽ ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp, khiến tuần hoàn máu trong cơ thể bị rối loạn. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu ở tai trong và gây ra triệu chứng ù tai.
  • Không hút thuốc: Ước tính, trong thuốc lá có hàng trăm các chất độc hại làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt, khói thuốc lá cũng gây ảnh hưởng tới lưu lượng máu tới ốc tai và làm chứng ù tai ngày càng nặng hơn.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi là thể là nguyên nhân làm chứng ù tai ngày càng nặng và điều trị khó khăn hơn. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng. Đặc biệt, khi ngủ đủ giấc, bạn sẽ nhận thấy những tiếng kêu trong tai ít nghiêm trọng hơn.
  • Tập luyện đều đặn: Tập luyện giúp tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, bao gồm cả tai trong. Vì vậy, việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe thính giác, giảm triệu chứng ù tai hiệu quả.

tap-luyen-giup-tang-cuong-thinh-luc-cai-thien-u-tai

Tập luyện giúp tăng cường thính lực, cải thiện ù tai

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Song song với các phương pháp điều trị chuyên khoa, thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thì việc dùng thêm sản phẩm thảo dược cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng cho thấy hiệu quả cao.

Một trong những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường, được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ cây cối xay, đan sâm, thục địa… Sản phẩm mang đến công dụng tốt cho người bị ù tai, nghe kém, đặc biệt là người bị ù tai hậu Covid:

  • Đan sâm: Đây là thảo dược được biết đến từ ngàn năm qua với công dụng tăng cường tuần hoàn máu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, đan sâm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, loại bỏ các gốc tự do, giảm tổn thương tế bào. Nhờ công dụng này của đan sâm, sản phẩm giúp bảo vệ tế bào thần kinh thính giác khỏi sự tấn công của virus. 
  • Cây cối xay: Thảo dược này được dân gian biết đến từ xa xưa với tác dụng chữa viêm nhiễm ở tai, ù tai, điếc tai. Nguyên cứu thực hiện năm 2009 bởi các nhà khoa học tại Ấn Độ đã chứng minh, cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương thuốc diclofenac. Nhờ đó, sản phẩm giúp giảm viêm nhiễm tai, giảm ù tai, ngứa tai, đau nhức tai hiệu quả.
  • Cốt toái bổ: Đây là thảo dược có vị đắng, tính ôn, không độc, vào hai kinh can và thận. Theo các thầy thuốc đông y,  cốt toái bổ có khả năng bổ thận, điều trị tai ù, thận hư rất tốt.

su-dung-cay-coi-xay-giup-cai-thien-u-tai-hieu-qua

Cây cối xay giúp cải thiện ù tai hiệu quả

Sau nhiều năm đứng vững trên thị trường, sản phẩm đã nhận được sự đánh giá cao của chuyên gia và người dùng. Một khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam thực hiện vào nửa cuối năm 2021 đã cho thấy, có 95% người dùng nhận thấy rất hài lòng và hài lòng về sản phẩm.

Ù tai hậu Covid có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho tâm lý, sức khỏe của người mắc. Do đó, nếu đang gặp phải vấn đề này, bạn cần tìm cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Song song với đó, bạn nên sử dụng sản phẩm có thành phần từ thảo dược để tăng cường thính lực, giảm triệu chứng ù tai, an toàn, hiệu quả hơn.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/tinnitus-covid

https://www.healthyhearing.com/report/53206-Covid-tinnitus-and-coronavirus

https://www.thetinnitusclinic.co.uk/about-tinnitus/tinnitus-and-covid