Viêm tai giữa nếu không được chữa trị dứt điểm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những cách trị viêm tai giữa dứt điểm và nhanh chóng. Bạn có thể theo dõi và áp dụng để giúp quá trình chữa trị viêm tai giữa được tốt hơn.

Dùng thuốc trị viêm tai giữa

Khi đi khám hoặc chữa trị tại các cơ sở y tế thì bệnh nhân thường được kê đơn thuốc để chữa viêm tai và những triệu chứng mà bệnh gây ra.

Các thuốc chữa trị viêm tai giữa bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng sinh sẽ điều trị viêm tai, kháng khuẩn: Augmentin, Azithromycin và kháng sinh Cephalosporin thế hệ I, II, III. 
  • Nếu viêm tai giữa có rách màng nhĩ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc nhỏ tai (kháng sinh tại chỗ). Thuốc giúp ống tai lành nhanh và tốt hơn.
  • Các thuốc giảm đau và hạ sốt như Paracetamol: Giảm đau và hạ sốt giúp bệnh nhân tránh bị kích thích bởi triệu chứng của viêm tai giữa.
  • Thuốc chống viêm có thành phần Corticoid: Tiêu viêm, ngăn ống tai giữa bị phù nề, sưng tấy.
  • Một số loại thuốc khác mà bệnh nhân có thể sử dụng như: Meloxicam, Celecoxib, Ibuprofen,... 

cach-tri-viem-tai-giua-bang-thuoc

Cách điều trị viêm tai giữa bằng thuốc

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Khi dùng thuốc có bất kỳ tác dụng phụ nào cần báo lại ngay với bác sĩ để theo dõi. 
  • Bệnh nhân cần dùng đúng thuốc và liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh tự ý mua thuốc dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Chữa trị viêm tai giữa bằng phẫu thuật

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật nếu gặp những trường hợp sau:

  • Viêm tai giữa mạn tính tái diễn nhiều lần: 3 lần/6 tháng hoặc 4 lần/12 tháng.
  • Bệnh nhân nghe kém trên 20dB.
  • Tai bắt đầu chảy mủ thối hoặc đã chữa trị nhưng không khỏi. Màng nhĩ thủng không thể tự lành.
  • Tai xuất hiện cholesteatoma.

Cách trị viêm tai giữa bằng phẫu thuật sẽ bao gồm:

  • Chích rạch màng nhĩ - đặt ống khí tai để dẫn mủ trong tai giữa ra ngoài.
  • Tiến hành vá màng nhĩ để tránh viêm tai.
  • Trong trường hợp nhiễm trùng tai lan rộng thì bệnh nhân có thể phải nạo VA, cắt amidan.

 phau-thuat-la-phuong-phap-duoc-ap-dung-voi-nguoi-bi-viem-tai-giua-tai-phat-nhieu-lan

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng với người bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần

Cách chữa viêm tai giữa dân gian

Các bài thuốc dân gian với nguyên liệu dễ tìm sẽ là một cách trị viêm tai giữa đơn giản mà hiệu quả lại cao. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mẹo dân gian để chữa bệnh.

Chữa viêm tai giữa bằng tỏi

Tỏi là gia vị có tính chống virus, kháng khuẩn và kháng nấm tốt. Đồng thời chúng cũng có thể chống viêm và giảm đau. Vì thế, đây là một trong những cách trị viêm tai giữa cho trẻ và người lớn hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng dầu tỏi: Nằm nghiêng người sao cho phần tai bị viêm đau hướng lên. Nhỏ từ 2 - 3 giọt dầu tỏi vào tai. Bạn nên đặt một miếng bông gạc lên trên lỗ tai để ngăn dầu thấm ra ngoài. Giữ nguyên tư thế từ 10 - 15 phút.
  • Dùng tỏi tươi: Lấy một tép tỏi rửa sạch và cắt phần đầu. Sau đó đặt tép tỏi vào gạc và hướng phần đầu đã cắt đưa vào tai. Tuy nhiên, bạn cần tránh để tỏi tiếp xúc sâu vào trong ống tai. Thời gian đưa vào khoảng 5 - 10 giây là được.

Lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm tai giữa: 

  • Tỏi có thể gây bỏng hoặc kích ứng da nên cần kiểm tra trước khi đưa vào tai. Bạn nhỏ dầu tỏi hoặc đặt đầu tỏi tươi đã cắt lên da cổ tay. Nếu cảm thấy da cổ tay bị nóng rát, ngứa hoặc khó chịu thì không nên sử dụng.
  • Ngoài ra, bệnh nhân bị thủng màng nhĩ không được khuyến khích áp dụng cách làm này.

toi-co-tinh-khang-khuan-khang-nam-giup-ho-tro-dieu-tri-viem-tai-giua

Tỏi có tính kháng khuẩn và kháng nấm giúp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa

Chữa viêm tai giữa bằng lá trầu không

Lá trầu không có tính kháng khuẩn và giảm đau. Vì thế chúng có thể hỗ trợ tốt quá trình điều trị viêm tai giữa.

Cách trị viêm tai giữa từ lá trầu không:

  • Lấy một vài lá trầu đã rửa sạch. Sau đó giã nhuyễn và đắp lên vùng tai bị sưng viêm.
  • Bạn cũng có thể nhai hoặc nghiền nhuyễn vài lá trầu để lấy nước uống. Nước từ lá trầu giúp làm xoa dịu những cơn đau từ viêm tai, thủng màng nhĩ.

Chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông

Lá mơ lông có chứa lượng lớn protein và tinh dầu Sulfide Dimethyl Disulphide. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng như một chất kháng sinh tự nhiên. Vì thế lá mơ sẽ giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị viêm tai giữa, giảm triệu chứng ù tai hiệu quả.

Cách trị viêm tai giữa từ lá mơ lông:

  • Dùng 3 - 4 lá mơ lông đã rửa sạch.
  • Hơ lá trên lửa nhỏ cho đến khi nóng lên. Sau đó vò nát lá mơ rồi nhét vào tai để qua đêm.
  • Lá mơ sẽ giúp hút sạch lượng mủ trong tai, giảm tình trạng sưng viêm và cảm giác căng tức trong tai.

Cách chữa trị viêm tai giữa bằng cây cối xay

Nghiên cứu đã chứng minh, trong cây cối xay có thành phần chống viêm tương đương với Diclofenac. Vì thế cây cối xay rất được ưa chuộng dùng để trị viêm tai giữa hoặc các bệnh liên quan đến tai.

Cách trị viêm tai giữa bằng cây cối xay như sau:

  • Bạn lấy 30g cây cối xay khô cho vào nồi và thêm nước vừa đủ. Sắc thuốc đến khi còn 1 bát nước và chia đều ra 3 lần uống trong ngày.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng 60g cây tươi hoặc 20 - 30 quả cây cối xay. Sau đó đem nấu canh cùng thịt lợn nạc để ăn cơm.

Tuy nhiên, nếu dùng hoặc uống trực tiếp như vậy sẽ tốn thời gian, công sức và hiệu quả rất chậm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng rất khó kiên trì nếu không có thời gian nấu thuốc. Vì thế để tiện lợi và an toàn hơn, bạn nên dùng các sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây cối xay. 

Sản phẩm thảo dược không chỉ được nghiên cứu kỹ lưỡng, sản xuất trên công nghệ tiên tiến mà còn kết hợp thêm các thảo dược khác như: Đan sâm, câu kỷ tử, thục địa,... Đây là những nguyên liệu giúp bổ thận, tăng cường tuần hoàn máu. Theo y học cổ truyền thì: “Thận khai khiếu ở tai”, tức là thận khỏe mạnh sẽ giúp tai nghe rõ, tránh tình trạng chóng mặt ù tai.

cach-tri-viem-tai-giua-bang-cay-coi-xay

Cách trị viêm tai giữa bằng cây cối xay

Những cách trị viêm tai giữa ở trên được kết hợp từ tây y sang đông y giúp người bệnh có cái nhìn rõ hơn về quá trình điều trị viêm tai giữa. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại thông tin bên dưới bình luận để được chuyên gia giải đáp.

Tham khảo:

  1. Ear Infection (Otitis Media): Symptoms, Causes, Prevention & Treatment (clevelandclinic.org).
  2. Otitis Media Treatment & Management: Medical Care, Surgical Care, Prevention (medscape.com)
  3. Ear infection (middle ear) - Diagnosis and treatment - Mayo Clinic