Câm điếc bẩm sinh không phải hiện tượng hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như di truyền, sinh non, viêm tai giữa,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn về yếu tố nguy cơ gây câm điếc bẩm sinh và cách chữa trị hiệu quả qua bài viết sau đây.
Các nguyên nhân gây câm điếc bẩm sinh
Câm điếc bẩm sinh không điều trị kịp thời gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng câm điếc bẩm sinh, cụ thể như sau:
Câm điếc bẩm sinh do sinh non
Theo thống kê, có khoảng 4% trường hợp câm điếc bẩm sinh có liên quan đến quá trình mang thai của mẹ. Sinh non là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị câm điếc bẩm sinh. Bởi khi sinh non, cơ quan thính giác của trẻ chưa phát triển toàn diện, đồng thời hệ miễn dịch kém khiến trẻ dễ bị tổn thương hoặc nhiễm trùng khu vực tai, từ đó làm tăng nguy cơ điếc bẩm sinh.
Sinh non là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị câm điếc bẩm sinh
Viêm tai giữa gây tình trạng câm điếc
Viêm tai giữa là bệnh phổ biến, gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê, có đến 80% trẻ bị viêm tai giữa ít nhất 1 lần trước 3 tuổi. Đây là tình trạng nhiễm trùng hệ thống hòm nhĩ và xương chũm. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như giảm thính lực, thủng màng nhĩ, thậm chí là điếc tai vĩnh viễn.
Cẩm điếc do bệnh viêm màng não
Viêm màng não là bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn tới biến chứng nặng nề như câm điếc bẩm sinh, áp xe não, áp xe màng cứng,... Thống kê cho thấy, có khoảng 3,6% trẻ em sau sinh bị viêm màng não. Điều này gây tổn thương dây thần kinh số 8 hoặc viêm tai giữa, dẫn tới câm điếc bẩm sinh.
Bé câm điếc bẩm sinh do mẹ hút thuốc trong thai kỳ
Trong khói thuốc có chất nicotine rất độc hại. Các chuyên gia cho biết, mẹ có thói quen hút thuốc trong giai đoạn mang thai sẽ ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh thính giác của con và làm tăng nguy cơ câm điếc bẩm sinh cho trẻ.
Nicotine trong thuốc lá gây hại cho thính giác của thai nhi
Cho thai nhi nghe nhạc với âm lượng lớn gây câm điếc
Theo nghiên cứu, âm lượng có tần số từ 20Hz - 15.000 Hz ngoài môi trường có khả năng lan truyền qua cơ thể người mẹ đến não thai nhi. Bởi vậy, nếu giai đoạn mang thai, người mẹ nghe nhạc với âm lượng lớn trên 120dB sẽ gây nguy hiểm cho tế bào thần kinh thính giác của thai nhi.
Ngay cả khi mẹ chỉ nghe nhạc với âm lượng 90dB nhưng liên tục hơn 8 tiếng, thính lực của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm tăng nguy cơ câm điếc bẩm sinh.
Cách khắc phục tình trạng câm điếc hiệu quả
Theo một số nghiên cứu, câm điếc bẩm sinh khó có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học hiện đại, ngày nay có nhiều phương pháp hỗ trợ giúp trẻ cải thiện khả năng nghe và phát triển ngôn ngữ. Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể áp dụng các cách chữa như sau:
Sử dụng máy trợ thính giúp tai nghe rõ
Máy trợ thính là thiết bị điện tử hỗ trợ cải thiện thính giác, tăng khả năng nhận biết âm thanh cho người điếc tai. Thiết bị này hoạt động theo cơ chế khuếch đại âm thanh, từ đó giúp trẻ bị điếc nghe tốt hơn.
Tuy nhiên, đối với trẻ bị điếc bẩm sinh, máy trợ thính chỉ giúp giảm một phần chứ không thể cải thiện hoàn toàn khả năng nghe.
Máy trợ thính giúp cải thiện khả năng nghe cho trẻ
Cấy ốc tai điện tử cải thiện điếc tai
Cây ốc tai điện tử là cách chữa câm điếc bẩm sinh tiên tiến và mang lại hiệu quả khá cao. Đây là phương pháp sử dụng một thiết bị điện tử có điện cực đặt vào trong ốc tai của trẻ nhằm tạo ra các xung động thần kinh truyền lên não, giúp trẻ có thể nghe được âm thanh bên ngoài. Giai đoạn vàng để trẻ câm điếc bẩm sinh thực hiện cấy ốc tai là từ 1 đến 6 tuổi. Bởi vậy, bố mẹ nên cân nhắc can thiệp phẫu thuật sớm cho con để trẻ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ và trí tuệ.
Sản phẩm thảo dược giúp tăng cường thính lực
Bên cạnh 2 phương pháp điều trị câm điếc bẩm sinh như trên, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để hỗ trợ tăng thính lực. Đặc biệt là sản phẩm chiết xuất từ cây cối xay.
Cây cối xay từ lâu đã được dân gian sử dụng để điều trị điếc tai, nghe kém, suy giảm thính lực. Loại thảo dược này cũng được nghiên cứu chứng minh là có tác dụng chống viêm mạnh, tương đương với Diclofenac (1 loại thuốc chống viêm, giảm đau). Nhờ vậy, cây cối xay giúp điều trị điếc tai, nghe kém, đồng thời ngăn ngừa viêm tai giữa ở trẻ.
Cây cối xay có tác dụng tăng thính lực, ngăn ngừa viêm nhiễm tai
Tuy nhiên, sử dụng cây cối xay đơn độc để chữa câm điếc bẩm sinh thường đem lại kết quả chậm, tốn kém thời gian. Do đó, các chuyên gia cũng khuyên rằng, để mang lại hiệu quả chữa điếc tai nhanh hơn thì người bệnh nên sử dụng sản phẩm thiên nhiên. Nổi tiếng trên thị trường hiện nay là sản phẩm chiết xuất từ cây cối xay kết hợp với đan sâm, cốt toái bổ, câu kỷ tử,...
Sản phẩm được bào chế theo tỷ lệ chuẩn giúp giữ nguyên những hoạt chất quý có trong thảo dược. Sản phẩm này không chỉ giúp tăng cường thính lực mà còn bổ thận, tăng cường dưỡng chất cho tế bào thần kinh tai, từ đó giúp tăng cường sức khỏe của thính giác.
Nhiều năm có mặt trên thị trường, sản phẩm chứa cối xay nhận được nhiều đánh giá cao từ chuyên gia và hơn 95% phản hồi tích cực từ người sử dụng. Bởi vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm để cải thiện các vấn đề về thính lực mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết thêm cách cải thiện câm điếc bẩm sinh bằng sản phẩm thảo dược từ cây cối xay. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy để lại câu hỏi bên dưới cho chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất!
>> Xem thêm: Điếc tai tần số cao, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
THAM KHẢO:
https://theodora.com/encyclopedia/d/deaf_and_dumb.html
https://www.dinf.ne.jp/doc/english/global/david/dwe002/dwe00233.html