Thủng màng nhĩ là tình trạng lớp màng mỏng ngăn giữa tai trong và tai ngoài bị thủng. Thủng màng nhĩ gây nhiều triệu chứng khó chịu như: Đau tai, tai chảy máu, ù tai, thính lực suy giảm. Việc nhận biết các triệu chứng viêm tai giữa sẽ giúp quá trình điều trị mang đến hiệu quả cao.

Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ em

Theo các báo cáo lâm sàng, tỷ lệ thủng màng nhĩ ở trẻ em thường cao hơn so với người lớn. Những dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ có thể khác nhau. Do đó, các mẹ cần chú ý đến sự thay đổi của trẻ và trên hết phải biết được những dấu hiệu cho thấy trẻ bị thủng màng nhĩ điển hình dưới đây:

Thính lực của trẻ kém đi 

Trẻ nhỏ bình thường khá nhạy cảm với âm thanh. Nhưng khi bị thủng màng nhĩ, thính giác của trẻ sẽ trở nên kém đi. Bạn có thể nhận ra bằng việc quan sát trẻ qua những biểu hiện như: Phản ứng chậm với tiếng gọi, không nghe thấy tiếng bạn gọi, không cảm nhận được các âm thanh từ bên ngoài (nhạc, tivi). 

tre-nghe-khong-ro-la-dau-hieu-dien-hinh-cua-thung-mang-nhi

Trẻ không nghe rõ là dấu hiệu điển hình của thủng màng nhĩ

Tai của trẻ có dịch mủ và máu

Viêm tai giữa là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Khi trẻ bị viêm tai giữa, dịch trong tai sẽ tích tụ sau màng nhĩ. Theo thời gian, dịch tích tụ quá nhiều sẽ khiến cho màng nhĩ bị tổn thương. Lúc này, bạn sẽ thấy tai trẻ có dịch mủ hoặc đôi khi kèm máu. Những biểu hiện bất thường khác

Ngoài hai dấu hiệu kể trên, khi bị thủng màng nhĩ, trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như: 

  • Nếu nguyên nhân gây thủng màng nhĩ là do viêm tai giữa, trẻ có thể sốt cao, quấy khóc, khó chịu. Trẻ dùng tay ấn vào hai tai để cố gắng làm giảm cơn đau.

  • Trẻ xuất hiện tình trạng biếng ăn, buồn nôn, nôn trớ. 

  • Trẻ hay đưa tay móc bên tai có màng nhĩ bị thủng.

Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở người lớn

Người lớn khi bị thủng màng nhĩ cũng có những dấu hiệu điển hình trên như trẻ em. Tuy nhiên, người lớn bị thủng màng nhĩ thường dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với trẻ em, bao gồm:

Mất thính lực

Khi bị thủng màng nhĩ, bạn sẽ mất cảm giác với những âm thanh bên ngoài theo thời gian. Bắt đầu với triệu chứng khó nghe, thường phớt lờ người khác nói cho đến nghiêm trọng nhất là không nghe được gì. Nếu mất thính lực kèm cảm giác đau tai, tai chảy mủ thì bạn nên cẩn trọng vì đây có thể là triệu chứng của thủng màng nhĩ.

Ù tai kéo dài

Ù tai là tình trạng một hoặc cả hai tai của bạn nghe thấy âm thanh lạ như: Tiếng rít, o o, ve ve, ầm ầm,... Những âm thanh này không phải từ bên ngoài mà do chính hệ thống thính giác tạo ra.

Ù tai cũng là một trong những dấu hiệu điển hình khi bạn bị thủng màng nhĩ. Vì màng nhĩ làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh vào các bộ phận ở tai giữa. Do đó, nếu có bất thường ở màng nhĩ, bạn sẽ nghe thấy những âm thanh lạ trong tai.

u-tai-la-dau-hieu-thung-mang-nhi-o-nguoi-lon

Ù tai là dấu hiệu thủng màng nhĩ ở người lớn 

Nhiễm trùng tai từng đợt

So với trẻ em, người lớn ít bị nhiễm trùng tai hơn. Cho nên, khi tai có dấu hiệu nhiễm trùng từng đợt, có thể bạn đã bị thủng màng nhĩ.

Ngoài các dấu hiệu kể trên, người lớn khi bị thủng màng nhĩ còn xuất hiện các dấu hiệu khác như: 

  • Dịch chảy ra từ tai như nhầy, có mủ, có máu.

  • Các cơn đau tai ngắn hạn.

  • Đầu óc quay cuồng.

  • Nôn mửa.

  • Đôi khi kèm sốt.

Nên làm gì khi có dấu hiệu thủng màng nhĩ? 

Khi nhận thấy có các dấu hiệu bị thủng màng nhĩ, bạn cần thực hiện ngay những lưu ý dưới đây để bệnh sớm được cải thiện:

Thăm khám để chữa trị kịp thời

Màng nhĩ bị thủng là tình trạng nguy hiểm cần phải điều trị sớm để không gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có dấu hiệu bị thủng màng nhĩ, bạn cần phải đi khám ngay ở các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra chính xác xem có phải bị thủng màng nhĩ hay không và điều trị cho phù hợp.

Vệ sinh tai đúng cách khi bị thủng màng nhĩ

Việc vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu tai được vệ sinh tốt, khả năng phục hồi sẽ cao hơn. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai trong giai đoạn màng nhĩ bị thủng.

Bạn có thể thực hiện vệ sinh tai tại nhà theo cách sau:

  • Chuẩn bị: Nước muối sinh lý, bông hoặc khăn sạch.

  • Cách thực hiện: Bạn nằm nghiêng người sao cho tai bị thủng màng nhĩ  hướng lên trên. Nhỏ nước muối sinh lý vào tai. Tiếp theo, bạn nghiêng đầu về bên đối diện và lắc nhẹ để nước trong tai chảy ra ngoài. Cuối cùng, bạn dùng bông hoặc khăn sạch lau sạch sẽ vùng ống tai, vành tai.

  • Bạn nên thực hiện cách làm này 2 - 3 lần mỗi ngày để tai luôn sạch sẽ và giúp màng nhĩ nhanh lành hơn.

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng cường thính lực khi bị thủng màng nhĩ

Ngày nay, các chuyên gia khuyên rằng, bên phương pháp điều trị chuyên khoa, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt hơn. Trong các sản phẩm đó không thể không nhắc đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ cây cối xay.

cay-coi-xay-ho-tro-cai-thien-thinh-giac-khi-bi-thung-mang-nhi

Cây cối xay giúp tăng cường sức khỏe thính giác khi bị thủng màng nhĩ

Cây cối xay đã được nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac. Nhờ đó, sản phẩm này sẽ rất tốt đối với người bị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần khác như: Vảy ốc, câu kỷ tử, cốt toái bổ, đan sâm,... giúp hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu lên tai, tăng cường dưỡng chất cho thần kinh thính giác. Vì vậy, sản phẩm vừa có tác dụng chống viêm, giảm đau, vừa giúp tăng cường thính lực, phòng ngừa điếc tai, nghe kém khi bị thủng màng nhĩ hiệu quả.

Việc sử dụng sản phẩm không chỉ đem lại hiệu quả cao, mà còn rất tiện lợi trong quá trình dùng, giúp tiết kiệm thời gian sắc, nấu. Sản phẩm đã được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao và hàng người sử dụng cho thấy hiệu quả rất tốt. 

Trên đây là những dấu hiệu điển hình của thủng màng nhĩ mà bạn cần biết để nhận biết sớm và điều trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc bất kỳ thông tin nào về các dấu hiệu thủng màng nhĩ, bạn hãy để lại lời nhắn, chuyên gia sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất. 

 Tài liệu tham khảo: 

  1. https://kidshealth.org/en/parents/eardrums.html

  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ruptured-eardrum/symptoms-causes/syc-20351879

  3. https://www.webmd.com/pain-management/ruptured-eardrum-symptoms-and-treatments