Một trong những bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến tai mà nhiều người có thể gặp phải đó chính là thủng màng nhĩ. Mặc dù vậy, đa phần mọi người đều chưa thực sự hiểu rõ về bệnh lý này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng để giúp phòng ngừa, điều trị bệnh tốt hơn.

Thủng màng nhĩ là bị gì?

Màng nhĩ là một lớp mô mỏng, có cấu tạo tương tự như mô da của cơ thể. Màng nhĩ tạo thành một vách ngăn giữa ống tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ có màu xám với hình bầu dục, hơi lõm vào ở giữa và có xu hướng nghiêng về phía sau tai.

Màng nhĩ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thính giác. Nó có nhiệm vụ cảm nhận các rung động của sóng âm từ bên ngoài. Sau đó chuyển đổi chúng thành xung thần kinh và truyền tải đến não bộ. Nhờ vào điều này, chúng ta có thể nghe và nhận biết âm thanh. Không chỉ vậy, màng nhĩ cũng giúp bảo vệ tai khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nước từ bên ngoài vào tai giữa. 

Khi lớp mô mỏng này xuất hiện một lỗ hổng hay vết rách, tình trạng này được gọi là thủng màng nhĩ. Màng nhĩ bị thủng có nguy cơ cao gây mất thính lực, và khiến tai giữa bị viêm.

Màng nhĩ bị thủng có thể tự lành lại trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, đối với trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần thực hiện vá màng nhĩ.

thung-mang-nhi-co-the-gay-mat-thinh-luc

Thủng màng nhĩ có thể gây mất thính lực

Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ trên thực tế có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là: 

  • Viêm tai giữa: Tình trạng nhiễm trùng tai giữa sẽ dẫn đến tích tụ chất lỏng trong tai giữa ngày một nhiều hơn. Áp lực từ chất lỏng này có thể làm thủng màng nhĩ của bạn.
  • Chấn thương âm thanh: Âm thanh hoặc một tiếng nổ lớn từ vụ nổ hay tiếng súng ở gần có thể tạo áp lực khiến màng nhĩ bị thủng.
  • Dị vật trong tai: Một số dị vật có kích cỡ nhỏ lọt vào tai có thể làm thủng màng nhĩ. Điển hình như thói quen sử dụng tăm bông hay kẹp tăm để ngoáy tai ở nhiều người. 
  • Thay đổi áp suất đột ngột:  Đây là tình trạng gia tăng áp lực lên màng nhĩ. Khi áp suất không khí ở tai giữa và môi trường xung quanh bị mất cân bằng quá lớn có thể khiến màng nhĩ bị thủng. Tình trạng này thường được gây ra do sự thay đổi áp suất không khí trong quá trình di chuyển bằng đường hàng không. Một số trường hợp khác có thể do lặn ở vùng nước sâu hoặc ảnh hưởng từ một cú va đập trực tiếp vào tai. 
  • Chấn thương đầu nghiêm trọng: Một số chấn thương nghiêm trọng có thể gây tổn thương màng nhĩ, điển hình như: Gãy nền sọ, vỡ xương sọ…

viem-tai-u-dich-co-the-tao-ap-luc-gay-thung-mang-nhi

Viêm tai ứ dịch có thể tạo áp lực gây thủng màng nhĩ

Dấu hiệu bị thủng màng nhĩ

Hầu hết bệnh nhân bị thủng màng nhĩ sẽ có cảm giác đau nhói ở phần tai trong. Ngoài ra, bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Chóng mặt, buồn nôn, ù tai, chảy máu trong tai.

Đối với trường hợp rách màng nhĩ, tai của bệnh nhân có thể bị mất thính giác tạm thời hoặc suy giảm khả năng nghe. Nếu màng nhĩ bị rách do chấn động mạnh, nguy cơ cao là người bệnh sẽ bị điếc nặng hơn. 

Đối với bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp khiến màng nhĩ bị thủng sẽ gây ra nhiều biểu hiện bất thường. Điển hình trong đó là tình trạng sốt do nhiễm trùng, cảm thấy đau nhức tai mỗi khi ăn uống hoặc cử động miệng. Đây là dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ sơ sinh thường gặp. 

Các biểu hiện có thể thuyên giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ thì có thể sẽ khiến tình trạng viêm tiến triển nặng hơn.

Thủng màng nhĩ có nghe được không?

Như đã đề cập, màng nhĩ đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền âm thanh từ tai ngoài vào tai trong. Ngoài ra, màng nhĩ cũng hoạt động như một rào cản để bảo vệ tai giữa khỏi nước, vi khuẩn hay dị vật khác. 

Chính vì vậy, khi màng nhĩ bị thủng hoặc rách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng. Đặc biệt là khi thủng màng nhĩ không thể tự lành sau 3 đến 6 tháng. Khi đó, một số biến chứng của thủng màng nhĩ sẽ xảy ra, bao gồm: 

  • Mất thính lực: Người bệnh có thể bị điếc tai tạm thời, kéo dài đến khi lỗ thủng lành lại. Ngoài ra, vị trí và kích thước của vết rách cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức độ mất thính lực của bạn.
  • Nhiễm trùng tai giữa: Màng nhĩ bị thủng tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào trong tai. Nếu màng nhĩ không thể tự lành còn khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần. 
  • U nang tai giữa: Đây là biến chứng hiếm khi xảy ra. Khi màng nhĩ bị thủng, các mảnh vụn da di chuyển vào tai giữa và tạo thành một khối u nang. Khối u nang này tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển. Điều này phá hủy cấu trúc tai giữa, làm suy giảm khả năng nghe rõ rệt. 

thung-mang-nhi-khong-the-tu-khoi-ma-khien-nguoi-benh-bi-mat-thinh-luc

Viêm tai giữa không tự khỏi có thể làm người bệnh mất thính lực

Điều trị thủng màng nhĩ

Tùy vào tình trạng, mức độ tổn thương của màng nhĩ, các bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh điều trị thủng màng nhĩ bằng các phương pháp như sau: 

Dùng thuốc chữa thủng màng nhĩ

Đa phần màng nhĩ khi bị rách hoặc thủng nhẹ có thể tự lành lại trong vòng vài tuần hay vài tháng. Do đó, trường hợp này chủ yếu được khuyến nghị sử dụng thuốc để điều trị với mục đích như: 

  • Giảm đau: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc dùng miếng gạc khô, ấm để áp lên tai nhằm giảm đau nhức. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cũng cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ.
  • Loại bỏ tình trạng nhiễm trùng: Các loại thuốc kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn xâm nhập vào tai khi người bệnh bị rách màng nhĩ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, các bác sĩ có thể kê thuốc điều trị phù hợp.

Phẫu thuật vá màng nhĩ

Trong trường hợp lỗ thủng trên màng nhĩ không thể tự lành, bạn sẽ cần thực hiện thủ thuật để vá lỗ thủng này: 

  • Vá màng nhĩ: Các bác sĩ tiến hành bôi một chất hóa học vào lỗ thủng để thúc đẩy quá trình phục hồi của màng nhĩ. Sau đó, dán một miếng dán đặc biệt lên phần lỗ hổng. Thủ thuật này có thể cần phải thực hiện nhiều lần đến khi vết rách hay lỗ thủng đóng lại hoàn toàn. 
  • Phẫu thuật thủng màng nhĩ: Nếu vá màng nhĩ không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phẫu thuật. Trong đó phổ biến nhất là phẫu thuật tạo hình màng nhĩ. Các bác sĩ sẽ ghép một mảnh mô từ bộ phận khác của cơ thể bệnh nhân để đóng lỗ thủng trên màng nhĩ.

va-mang-nhi-co-the-giu-khoi-phuc-kha-nang-nghe

Vá màng nhĩ có thể giúp khôi phục khả năng nghe

Bị thủng màng nhĩ nên ăn gì?

Một chế độ ăn thích hợp sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, cảm thấy tinh thần thoải mái hơn. Theo đó, người bệnh thủng màng nhĩ nên ăn các loại thực phẩm như sau: 

  • Ăn nhiều rau xanh: Khi bị thủng màng nhĩ, người bệnh cần bổ sung nhiều chất xơ và khoáng chất cho cơ thể. Cụ thể, người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn hàng ngày với các loại rau như rau dền, súp lơ xanh, cải bó xôi…
  • Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin C như cam, quýt, ớt chuông, bưởi… Những thực phẩm này giúp vết thương mau lành và phòng chống viêm nhiễm hiệu quả. 
  • Người bị thủng màng nhĩ cũng nên ăn các loại cá biển giàu omega-3, nhiều iot và khoáng chất để màng nhĩ phục hồi nhanh chóng và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A như gan, cà tím, cà rốt, để tăng cường thính lực và bảo vệ niêm mạc tai 
  • Bệnh nhân thủng màng nhĩ nên ăn thêm lạc luộc để bổ sung kẽm, tránh tình trạng thủng màng nhĩ gây chóng mặt ù tai. 

Dùng thảo dược giúp tăng thính lực khi bị thủng màng nhĩ

Khi phát hiện thủng màng nhĩ, người bệnh nên tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả cao và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Song song với đó, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay. Sản phẩm này giúp tăng cường sức khỏe đôi tai, phục hồi vết rách ở màng nhĩ nhanh chóng hơn sau khi phẫu thuật. 

Cây cối xay là thảo dược được đông y sử dụng nhiều đời nay cho hiệu quả tốt với người mắc bệnh về tai. Đặc biệt, nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau giống với thuốc diclofenac. Nhờ vào điều nay, sản phẩm giúp giảm đau, phòng ngừa viêm nhiễm khi bị thủng màng nhĩ hiệu quả.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa nhiều thảo dược khác như: Đan sâm, cốt toái bổ, thục địa, câu kỷ tử… Các thảo dược này giúp bổ thận, tăng cường tuần hoàn máu, oxy lên tế bào thần kinh tai. Từ đó giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng ù tai, nghe kém, điếc tai do thủng màng nhĩ rất hiệu quả. 

Sản phẩm có nguồn gốc là kháng sinh, kháng viêm thực vật, các chất dinh dưỡng từ thực vật nên rất thân thiện và dễ dung nạp vào cơ thể, không gây ra các tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài. 

cay-coi-xay-phup-phong-ngua-giam-thinh-luc-do-thung-mang-nhi

Cây cối xay giúp phòng ngừa giảm thính lực do thủng màng nhĩ

Trên đây là những thông tin quan trọng về thủng màng nhĩ mà bạn cần biết. Nếu bạn còn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp và tư vấn tận tình.

Nguồn tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org

https://www.webmd.com

https://www.healthline.com