Viêm màng nhĩ là bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đặc biệt là ù tai, suy giảm thính lực. Vậy viêm màng nhĩ tai có nguyên nhân do đâu? Điều trị bằng cách nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Những nguyên nhân gây viêm màng nhĩ
Những tác nhân chủ yếu gây viêm màng nhĩ là virus hoặc vi khuẩn. Đây cũng là yếu tố gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác như: Viêm họng liên cầu, cảm cúm,... Ngoài ra, những người bị viêm tai giữa cũng có nhiều khả năng bị viêm màng nhĩ bởi cả hai đều cùng một loại virus hay vi khuẩn gây ra.
Mặc dù hầu hết các trường hợp bệnh không quá nghiêm trọng nhưng đây lại là bệnh lý rất dễ tái phát nếu không được chăm sóc và điều trị triệt để. Một số đối tượng dễ bị mắc viêm màng nhĩ bao gồm:
- Người bị cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp: Các vi khuẩn, virus gây bệnh này có thể xâm nhập vào tai theo đường vòi nhĩ và gây viêm.
- Người từng bị viêm tai, viêm tai giữa: Những người đã từng bị viêm tai giữa có nguy cơ mắc viêm màng nhĩ bọng nước cao hơn do có cùng tác nhân gây bệnh.
- Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải viêm màng nhĩ. Các triệu chứng ở trẻ em cũng sẽ nặng hơn so với người lớn.
Viêm nhiễm ở tai có thể là nguyên nhân gây viêm màng nhĩ
Viêm màng nhĩ gây ảnh hưởng như thế nào đến thính lực?
Màng nhĩ là một màng ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ có hình bầu dục, hơi lồi, giống như hình nón. Nón màng nhĩ quay ra phía ngoài và nghiêng so với đáy ống tai 1 góc 30 độ.
Màng nhĩ đóng vai trò cảm nhận rung động của sóng âm thanh và chuyển đổi rung động đó thành những xung thần kinh để truyền lên não. Ngoài ra, màng nhĩ cũng có vai trò bảo vệ tai giữa khỏi vi khuẩn, nước và dị vật.
Chính vì vậy mà màng nhĩ là khu vực dễ bị tổn thương nhất. Khi màng nhĩ bị viêm sẽ làm giảm khả năng tiếp nhận âm thanh, giảm độ nhạy bén của thính lực. Viêm nhiễm ở màng nhĩ cũng làm nhiễu âm thanh và gây ra hiện tượng ù tai, có tiếng kêu trong tai. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến suy giảm thính lực, thủng màng nhĩ, điếc tai.
Ngoài ra, nếu phát hiện viêm màng nhĩ đi kèm các triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn thì bạn cần thăm khám và điều trị từ sớm. Nếu để lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa mạn tính, viêm não, viêm màng não… Viêm nhiễm ở màng nhĩ kéo dài cũng có thể gây điếc không thể hồi phục.
Viêm màng nhĩ có thể gây ảnh hưởng tới thính lực
Cách điều trị và phòng ngừa viêm màng nhĩ
Viêm màng nhĩ không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới thính lực. Bởi vậy, ngay khi có dấu hiệu thủng màng nhĩ, bạn cần có cách điều trị cũng như phòng ngừa tái phát một cách hiệu quả.
Điều trị viêm màng nhĩ
Nếu người bệnh chỉ cảm thấy đau tai mà mức độ đau không quá nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ để người bệnh tự theo dõi tại nhà trong khoảng 1 đến 2 ngày. Nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà trở nên nghiêm trọng, tai chảy dịch thì người bệnh nên tới ngay bệnh viện để kiểm tra.
Đối với người có tiền sử bị viêm tai giữa cấp tính, thì ngay khi có dấu hiệu đau cần đi khám để kiểm tra ngay. Nếu người bệnh đồng thời mắc viêm màng nhĩ và viêm tai giữa thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Theo đó, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng các phương pháp như:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Trường hợp bệnh gây đau tai nghiêm trọng, nhất là với trẻ em thì bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau để giảm bớt triệu chứng khó chịu.
- Thuốc kháng sinh: Nguyên nhân gây viêm màng nhĩ chủ yếu là do vi khuẩn. Do đó, người bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh dạng nhỏ. Trường hợp có triệu chứng nhiễm trùng toàn thân thì có thể phải dùng kháng sinh đường uống.
- Thủ thuật can thiệp: Nếu tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng, dùng kháng sinh không hiệu quả thì người bệnh cần được can thiệp bằng phẫu thuật. Bác sĩ sẽ phá vỡ các mụn nước ở màng nhĩ để dịch chảy ra ngoài. Với trường hợp thủng màng nhĩ thì cần phẫu thuật vá hoặc tái tạo màng nhĩ. Người bệnh vẫn cần điều trị tích cực với thuốc kháng sinh sau khi thực hiện phẫu thuật.
Kháng sinh dạng thuốc nhỏ tai thường được dùng để điều trị viêm màng nhĩ
Song song với đó, các chuyên gia khuyên người bị viêm màng nhĩ nên sử dụng kết hợp sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay để tăng cường thính lực, cải thiện tình trạng viêm màng nhĩ.
Một nghiên cứu tại Ấn Độ đã cho thấy, hoạt chất trong cây cối xay có tác dụng chống viêm tương đương với Diclofenac (một loại thuốc chống viêm, giảm đau chuyên dùng để điều trị viêm nhiễm trong tai) Nhờ vậy, sản phẩm giúp cải thiện triệu chứng viêm màng nhĩ, viêm tai giữa hiệu quả.
Không chỉ vậy, sản phẩm còn bổ sung thêm các vị thuốc như: Cốt toái bổ, thục địa, câu kỷ tử giúp tăng cường chức năng của thận, từ đó cải thiện sức khỏe thính giác, phòng ngừa điếc tai theo thuyết y học cổ truyền “thận khai khiếu ra tai”.
Các thành phần khác như: Đan sâm, kẽm, L-Carnitine có trong sản phẩm đem đến tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, oxy và dưỡng chất đến nuôi dưỡng tế bào thần kinh tai. Điều này giúp các tế bào thính giác luôn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp người bệnh ngăn ngừa suy giảm thính lực, ù tai, nghe kém ở người bị viêm màng nhĩ hiệu quả.
Cây cối xay được đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh về tai, trong đó có viêm màng nhĩ
Các biện pháp phòng tránh viêm màng nhĩ
Như đã đề cập phía trên, viêm màng nhĩ do các loại vi khuẩn và virus gây nên. Những loại vi khuẩn và virus này cũng gây ra cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh khác. Do đó, đây không phải là bệnh truyền nhiễm.
Tuy nhiên, các yếu tố gây bệnh lại có tính chất lây lan rất cao. Chính vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là thực hiện phòng tránh các bệnh lý nhiễm trùng khác. Bạn có thể chủ động phòng ngừa viêm màng nhĩ bằng những cách như sau:
- Hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
- Rửa tay thường xuyên và đúng cách, nhất là sau khi bạn đi ra ngoài và trở về nhà.
- Cố gắng không chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
- Ngủ đủ giấc, bổ sung chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng của bản thân.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là ở các bề mặt mà nhiều người thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây viêm màng nhĩ cũng như những phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Có thể thấy, viêm màng nhĩ không phải là bệnh nguy hiểm nếu được thăm khám và điều trị từ sớm. Tuy nhiên, nếu bạn còn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi hoặc để lại số điện thoại tại phần bình luận để được các chuyên gia tư vấn tận tình.
Xem thêm: Top 9 cách chữa viêm tai giữa ở người lớn hiệu quả
Nguồn tham khảo:
https://medlineplus.gov/ency/article/000638.htm