Viêm tai giữa mạn tính là bệnh lý gây triệu chứng đau, ngứa tai, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh. Hiểu thêm về những thông tin về bệnh viêm tai giữa mạn tính sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng nghiêm trọng.

Thông tin về bệnh viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mạn tính là bệnh về tai điển hình và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Viêm nhiễm có thể xuất hiện ở một hoặc cả 2 tai. Vậy viêm tai giữa là gì? Nguyên nhân do đâu và làm sao để cải thiện hiệu quả?

Viêm tai giữa mạn tính là gì?

Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng nhiễm trùng tai giữa kéo dài trên 12 tuần hoặc tái đi tái lại liên tục. Nhiễm trùng này xảy ra ở không gian tai phía sau màng nhĩ gây tích tụ dịch lỏng. Nếu tình trạng nhiễm trùng tiến triển nhanh chóng hoặc không được điều trị có thể khiến màng nhĩ bị thủng

Viem-tai-giua-man-tinh-la-tinh-trang-nhiem-trung-tai-giua-keo-dai

Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng nhiễm trùng tai giữa kéo dài

Nguyên nhân viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mạn tính là bệnh lý nhiễm trùng tai giữa kéo dài do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Tình trạng nhiễm trùng mạn tính này thường bắt nguồn từ một căn bệnh khác như: Cảm lạnh, cúm hay dị ứng:

  • Cảm lạnh, cúm: Khi mắc cảm lạnh hay cúm, ống vòi nhĩ bị sưng hoặc bị chặn lại, gây tích tụ chất nhầy ở không gian tai sau màng nhĩ. Đồng thời, vi khuẩn, vi-rút từ vòm họng sẽ xâm nhập vào tai gây viêm. Sự nhiễm trùng này tái đi tái lại sẽ khiến tai giữa luôn có dịch và viêm thì sẽ chuyển thành viêm tai giữa mạn tính.
  • Dị ứng: Các phản ứng dị ứng xảy ra có thể khiến cho niêm mạc tai bị kích ứng, sưng đỏ. Từ đó cũng dễ dẫn đến viêm nhiễm tai giữa kéo dài.
  • Chấn thương ở tai: Sau khi gặp các chấn thương ở đầu hoặc tai, ống Eustachian hoặc không gian sau màng nhĩ có thể bị tổn thương, gây viêm tai giữa mạn tính.

Triệu chứng viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mạn tính là giai đoạn nặng của viêm tai giữa. Dấu hiệu của viêm tai giữa mạn tính thông thường sẽ kéo dài nhưng khó để nhận biết chính xác.

  • Đau tai: Thường không phổ biến, chủ yếu thấy căng tức tai, có áp lực trong tai.
  • Chảy dịch mủ: Ban đầu sẽ chảy dịch mủ nhầy theo từng đợt, không thối. Nhưng nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây chảy dịch mủ liên tục, mủ xanh và thối.
  • Nghe kém hoặc khiếm thính ở tai bị viêm.
  • Sốt nhẹ: Sốt là biểu hiện dễ nhận biết nhất. Nên nếu trẻ bị sốt kéo dài cùng với biểu hiện khó chịu, hay lắc đầu, dùng tay khoáy tai thì có thể trẻ đang bị viêm tai giữa. 

dau-tai-tai-chay-nuoc-la-trieu-chung-viem-tai-giua-man-tinh

Đau tai, tai chảy nước là triệu chứng của viêm tai giữa mạn tính 

Biến chứng của viêm tai giữa mạn tính

Tai giữa chứa hệ thống xương con có vai trò dẫn truyền âm thanh vào tai trong… Khi viêm nhiễm tai giữa mạn tính có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Thủng màng nhĩ không tự lành: Khi nhiễm trùng tai giữa, dịch tích tụ gây áp lực lên màng nhĩ gây thủng. Thông thường, màng nhĩ sau khi thủng sẽ lành trong vài tuần. Tuy nhiên, khi viêm nhiễm tai giữa mạn tính kéo dài hoặc lỗ thủng lớn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thính lực.
  • Mất thính giác: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi xương con ở tai giữa. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền âm thanh gây giảm thính lực. Tình trạng viêm kéo dài khiến màng nhĩ bị thủng có thể gây ù tai, nghe kém.
  • Viêm xương chũm: Nhiễm trùng tai giữa kéo dài khiến vi khuẩn, vi-rút xâm nhập vào xương chũm và gây viêm. Nhiễm trùng này có thể dẫn đến tổn thương xương chũm và hình thành các u nang chứa đầy mủ. 

Phương pháp điều trị viêm tai giữa mạn tính

Điều trị nhiễm trùng tai mạn tính tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Sử dụng thuốc, thảo dược kết hợp với thói quen dinh dưỡng khoa học sẽ giúp quá trình điều trị cho kết quả tốt hơn.

Sử dụng thuốc trong điều trị viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng đau, sưng đỏ tai giữa do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vì vậy, sử dụng các loại thuốc giảm đau, giảm viêm và kháng sinh là cần thiết trong quá trình điều trị viêm tai giữa.

  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp viêm tai giữa mạn tính do vi khuẩn, sử dụng kháng sinh là lựa chọn đầu tay trong điều trị. Việc sử dụng loại kháng sinh nào phụ thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ và thể trạng của bệnh nhân.
  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu đau tai, bác sĩ sẽ cho sử dụng các thuốc giảm đau như: Paracetamol hay ibuprofen…
  • Thuốc chống viêm: Khi xuất hiện viêm, sưng đỏ thì việc sử dụng thuốc kháng viêm để giảm sưng là cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng kháng viêm corticoid kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ, nên việc dùng kháng viêm nào, thời gian bao lâu cần sự chỉ định của bác sĩ.

su-dung-thuoc-la-can-thiet-trong-dieu-tri-viem-tai-giua-man-tinh

Sử dụng thuốc là cần thiết trong điều trị viêm tai giữa mạn tính

Dinh dưỡng cho người bệnh viêm tai giữa mạn tính

Một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục viêm tai giữa mạn tính. Khi bị viêm tai giữa, người bệnh cần chú ý:

  • Không ăn thực phẩm cay hoặc nóng: Hơi cay nóng thường làm kích thích cả vùng tai, mũi, họng. Lúc này, khi phần tai giữa đang bị tổn thương, sự kích ứng đó sẽ khiến tình trạng viêm sưng tồi tệ hơn, làm cho tai bị đau nhức, khó chịu.
  • Không ăn đồ quá cứng: Sử dụng thức ăn quá cứng, dùng lực nhiều khi nhai thì sẽ khiến tai rung chuyển mạnh, quá trình lành, khiến viêm tai lâu bình phục hơn.
  • Món ăn nhiều dầu mỡ hoặc đường: Quá trình lành các vết lở khi nhiễm khuẩn phụ thuộc rất nhiều vào việc tưới máu tại vết thương đó. Vì vậy, kiêng ăn các loại thực phẩm có hại cho tim mạch và tuần hoàn máu như dầu mỡ, đường sẽ giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.
  • Ăn thức ăn chứa nhiều magie, kali, vitamin A, C, E tốt cho tai:  Những thực phẩm thuộc nhóm này bao gồm khoai tây, cà chua, sữa, nho khô, bông cải xanh, cà rốt và trái cây như: Cam, quýt, chuối, bưởi.

Sử dụng thảo dược điều trị viêm nhiễm tai

Thảo dược được xem như các loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, bổ thận, làm vết viêm mau lành.

Từ xa xưa, việc sử dụng cây cối xay để chữa các bệnh lý về tai, trong đó có viêm tai giữa đã được nhiều người biết tới. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong cây cối xay chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, tương đương với thuốc thường được dùng để điều trị viêm tai giữa.

Ngày nay, để giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay kết hợp cùng: Thục địa, đan sâm, cẩu tích, câu kỷ tử….

Sản phẩm không chỉ giảm viêm nhiễm ở tai mà còn có tác dụng tăng tuần hoàn máu, bồi bổ chức năng thận, tăng cường thính lực, phòng ngừa điếc tai, nghe kém hiệu quả, an toàn.

Cay-coi-xay-ket-hop-voi-dan-sam-thuc-dia-giup-dieu-tri-viem-tai-giua

Cây cối xay kết hợp với đan sâm, thục địa giúp điều trị viêm tai giữa 

Hãy ghi nhớ những thông tin về bệnh viêm tai giữa để có phương pháp điều trị đúng. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay đều đặn để bệnh sớm cải thiện.

Nếu bị viêm tai giữa mạn tính, bạn hãy để lại số điện thoại liên lạc hoặc bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một cách chi tiết hơn.

Nguồn tham khảo:

1.https://www.verywellhealth.com/chronic-ear-infection-5199086

2.https://www.healthline.com/health/ear-infection-chronic#prevention

3.https://www.medanta.org/ent-hospital/disease/chronic-otitis-media/