Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 25% dân số thế giới gặp các vấn đề về thính giác vào năm 2050, bao gồm cả khiếm thính. Mặc dù khiếm thính không quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những tác động tiêu cực cho tâm lý, cuộc sống của người bệnh. Vậy khiếm thính là gì, nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị như thế nào? Nếu đang quan tâm đến vấn đề này thì bạn hãy dành vài phút đọc ngay bài viết dưới đây.
Khiếm thính là gì?
Khiếm thính còn được gọi là điếc tai hay mất thính lực. Đây là tình trạng người bệnh không nghe thấy âm thanh hoặc nghe không chính xác trong khi người khác vẫn có thể nghe thấy âm thanh bình thường.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng, khiếm thính là khi người bệnh bị suy giảm một phần hoặc hoàn toàn khả năng nghe. Mức độ suy giảm thính lực sẽ được đánh giá dựa trên đơn vị đo cường độ âm thanh.
Bệnh nhân khiếm thính sẽ bị suy giảm khả năng nghe từ 50-80dB hoặc không thể nghe trọn vẹn âm thanh trong phạm vi 1 mét. Nếu tình trạng suy giảm thính lực trung bình trên 80dB, người bệnh chỉ có thể nghe những tiếng động mạnh, thì trường hợp này được gọi là điếc.
Bệnh khiếm thính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ bị khiếm thính ngay sau khi sinh hoặc bị trong những năm đầu đời thường không có khả năng phát triển ngôn ngữ bình thường và không thể nói được.
Khiếm thính gây ảnh hưởng tới khả năng năng ngôn ngữ của trẻ
Phân loại khiếm thính
Để phân loại khiếm thính, bác sĩ sẽ dựa vào vị trí tổn thương của tai, bao gồm 4 loại:
- Khiếm thính dẫn truyền: Là tình trạng tổn thương tai ngoài và tai giữa. Âm thanh không được dẫn truyền đầy đủ qua ống tai ngoài đến màng nhĩ và chuỗi xương con của tai giữa. Nguyên nhân gây ra điếc dẫn truyền là do viêm tai giữa, rối loạn chức năng ống vòi nhĩ, ráy tai…
- Khiếm thính thần kinh thính giác: Là tình trạng tổn thương tai trong hoặc đường dẫn truyền thần kinh từ tai trong đến não. Điếc thần kinh giác quan sẽ gây điếc vĩnh viễn và không thể điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Một số nguyên nhân gây điếc thần kinh giác quan như tuổi già, ngộ độc tai do thuốc, tiếng ồn, chấn thương đầu…
- Khiếm thính hỗn hợp: Là tình trạng người bệnh bị cả khiếm thính dẫn truyền và khiếm thính thần kinh thính giác. Khiếm thính hỗn hợp xảy ra khi người bệnh bị tổn thương cả tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- Khiếm thính trung ương: Xảy ra khi có tổn thương dây thần kinh số 8 hoặc tổn thương não.
Ngoài cách phân loại khiếm thính dựa vào vị trí tổn thương, còn được phân loại dựa vào mức độ mất thính lực từ nặng đến nhẹ, khiếm thính do di truyền hoặc không di truyền.
Khiếm thính có thể được phân loại dựa vào vị trí tổn thương hoặc mức độ mất thính lực
Nguyên nhân khiếm thính
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khiếm thính như:
- Lão hóa: Khi tuổi ngày càng cao, các cấu trúc trong tai dần thay đổi, dây thần kinh nghe bị suy nhược, lưu lượng máu đến tai giảm dần và các tế bào lông có nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh cũng bị tổn thương. Điều này gây ra tình trạng giảm thính lực ở người cao tuổi.
- Tiếng ồn: Là nguyên nhân hàng đầu gây điếc tai, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn trên 120dB (trẻ em) và 140dB (người lớn). Theo thống kê, tiếng ồn gây ra khoảng 5% các trường hợp điếc tai trên thế giới. Tiếng ồn có thể phá hủy các tế bào lông bên trong ốc tai, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi sóng âm thanh thành các tín hiệu điện truyền đến não, từ đó ảnh hưởng tới thính giác.
- Di truyền: Cha mẹ bị khiếm thính cũng có thể di truyền sang con. Thống kê cho thấy, có khoảng 75-80% các ca khiếm thính là do di truyền bởi gen lặn và 20-25% là do di truyền gen trội.
- Bẩm sinh: Ước tính, cứ 1000 trẻ em thì có từ 4-5 trẻ bị khiếm thính bẩm sinh. Nguyên nhân gây khiếm thính bẩm sinh là do người mẹ bị giang mai khi mang thai, các bệnh nhiễm trùng, ngộ độc thuốc hay những biến chứng khi sinh như sinh non, sinh khó, ngạt thở.
- Ngoài những nguyên nhân kể trên, các yếu tố như ráy tai, nhiễm trùng tai, chấn thương vùng tai hoặc đầu, các rối loạn thần kinh… cũng có thể gây khiếm thính.
Lão hóa có thể dẫn đến khiếm thính ở người lớn tuổi
Chẩn đoán bệnh khiếm thính
Khiếm thính là bệnh cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến câm điếc bẩm sinh, ảnh hưởng đến quá trình phát triển giao tiếp bình thường của trẻ.
Hiện nay, để kiểm tra khiếm thính ở trẻ sơ sinh, chúng ta có sẽ thực hiện một phương pháp đơn giản bằng cách kích thích các tế bào lông ở tai trong. Nếu như trẻ không có phản ứng với âm thanh phát ra, thì bố mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được đo thính lực.
Đo thính lực sẽ giúp đánh giá sức nghe của trẻ một cách chính xác, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, đo âm ốc tai (OAE) là nghiệm pháp hàng đầu dùng để sàng lọc khiếm thính ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ chính xác lên đến 85%. Ngoài ra còn có nghiệm pháp đo thính giác thân não (ABR), dùng để đánh giá tình trạng ốc tai và đường dẫn truyền thính giác từ ốc tai lên não.
Trong khi đó, người lớn và trẻ lớn sẽ được thực hiện nghiệm pháp đo thính lực đơn âm (PTA). Phép đo này giúp đánh giá mức âm thanh nhỏ nhất mà người bệnh có thể nghe, dọc theo các tần số từ thấp đến cao.
Phương pháp điều trị cho người khiếm thính
Hiện nay, bệnh nhân khiếm thính có thể sử dụng máy trợ thính hoặc thực hiện phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Đồng thời, người bệnh có thể kết hợp một số thảo dược tự nhiên trong quá trình điều trị.
Máy trợ thính
Máy trợ thính là thiết bị điện tử nhỏ được đặt ở trong hoặc phía sau tai. Máy trợ thính khuếch đại âm thanh giúp người khiếm thính có thể giao tiếp bình thường. Tuy nhiên, máy trợ thính chỉ có tác dụng đối với các trường hợp khiếm thính nhẹ. Đồng thời, máy chỉ giúp cải thiện khả năng nghe và không thể điều trị hoàn toàn.
Máy trợ thính giúp cải thiện khả năng nghe ở người bị khiếm thính nhẹ
Cấy ghép ốc tai điện tử
Với sự phát triển của khoa học, phương pháp phẫu thuật cấy ốc tai điện tử được xem là hy vọng cho những bệnh nhân bị khiếm thính nặng.
Bệnh nhân sẽ được cấy một thiết bị điện tử vào trong tai. Thiết bị này có tác dụng thay thế ốc tai bị hỏng, tạo ra các xung động thần kinh truyền lên não, từ đó giúp người bệnh có thể nghe được.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Theo các chuyên gia, song song với những phương pháp y khoa, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để giúp cải thiện tình trạng mất thính lực. Những thảo dược này đã được cha ông ta áp dụng từ bao đời qua và mang lại hiệu quả cao.
Một số thảo dược có tác dụng cải thiện mất thính lực ở bệnh nhân khiếm thính như:
- Cây cối xay: Đây là loại thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai - một trong những nguyên nhân gây khiếm thính. Theo một nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Quốc gia Ấn Độ, chiết xuất từ cây cối xay có tác dụng tương đương Diclofenac, một loại thuốc chống viêm, giảm đau mạnh.
- Đan sâm: Theo đông y, đan sâm nổi tiếng với tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giúp cải thiện lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả tai. Các chất dinh dưỡng, oxy, năng lượng trong máu giúp giảm tổn thương những tế bào lông và giúp chúng hoạt động bình thường.
- Vảy ốc: Chiết xuất Methanol từ cây vảy ốc có tác dụng chống viêm, giảm đau rất tốt, từ đó giúp điều trị các bệnh viêm nhiễm rất tốt.
Mỗi loại thảo dược sẽ có những đặc tính khác nhau. Chính vì thế, để giúp cải thiện hiệu quả tình trạng mất thính lực, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay. Không chỉ được bào chế được những thảo dược kể trên, sản phẩm này còn chứa nhiều thành phần thảo dược khác cũng như các khoáng chất giúp cải thiện tình trạng mất thính lực.
Một số loại thảo dược như cây cối xay, đan sâm, vảy ốc… có tác dụng cải thiện tình trạng mất thính lực
Các biện pháp phòng tránh bệnh khiếm thính
Nhiều nguyên nhân dẫn đến mất thính lực có thể phòng tránh và ngăn ngừa thông qua các biện pháp đơn giản như:
- Bảo vệ tai khi thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
- Hạn chế sử dụng những loại thuốc có thể gây ngộ độc cho tai như kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau chống viêm, hóa chất chống ung thư…
- Thường xuyên kiểm tra thính giác.
- Ngay khi mang thai, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa nguy cơ điếc bẩm sinh cho con.
Mặc dù khiếm thính không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện tình trạng mất thính lực, bệnh nhân có thể sử dụng máy trợ thính, phẫu thuật cấy ốc tai điện tử hoặc dùng sản phẩm thảo dược. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi về bệnh khiếm thính, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Link tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/hearing-loss/
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/deafness-and-hearing-loss