Điếc tiếp nhận là tình trạng người bệnh bị điếc do tổn thương tai trong. Đây là bộ phận có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh. Vậy cụ thể những nguyên nhân nào khiến tai trong bị tổn thương và gây nghe kém tiếp nhận? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có thông tin chính xác nhất.

Nguyên nhân gây điếc tiếp nhận

Điếc tiếp nhận hay còn gọi là điếc thần kinh thính giác. Đây là tình trạng các bộ phận dẫn truyền ở tai ngoài và tai giữa vẫn hoạt động bình thường, nhưng tai trong bị tổn thương, khiến âm thanh truyền đến tai nhưng không được tiếp nhận một cách đầy đủ và gửi tín hiệu lên não. Những nguyên nhân khiến tai trong bị tổn thương gồm:

  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài: Tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian dài có thể gây tổn thương không thể phục hồi cho những tế bào lông ở tai trong. Khi chúng bị tổn thương, quá trình tiếp nhận và truyền âm thanh tới não cũng không được xuyên suốt, dẫn đến tình trạng điếc tai, nghe kém.
  • Sử dụng tai nghe thường xuyên: Dùng tai nghe để nghe nhạc lớn trong thời gian quá dài cũng dễ làm tổn thương tế bào lông ở tai trong. Đây là nguyên nhân phổ biến gây điếc tiếp nhận ở người trẻ tuổi.
  • Sử dụng thuốc điều trị kéo dài: Các thuốc điều trị như thuốc chữa ung thư, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau có thể gây độc cho tai, làm tổn thương tai trong và gây nghe kém tiếp nhận.
  • Viêm tai trong: Viêm tai trong là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở khu vực tai trong. Bệnh có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn. Viêm tai trong gây ảnh hưởng lớn tới thính lực và sự cân bằng của cơ thể. Các dấu hiệu thường thấy của bệnh là ù tai, chóng mặt, nhức đầu…
  • Tuần hoàn máu kém: Tuần hoàn máu có nhiệm vụ vận chuyển máu cùng oxy và các chất dinh dưỡng tới các bộ phận trong cơ thể. Tai trong cũng là cơ quan cần tới dinh dưỡng để hoạt động. Khi tuần hoàn máu kém, tai trong cùng thần kinh thính giác sẽ không thể hoạt động tốt dẫn đến điếc tai, suy giảm thính lực.

Tiếp xúc với tiếng ồn lớn dễ gây điếc tiếp nhận

Tiếp xúc với tiếng ồn lớn dễ gây điếc tiếp nhận

Những đối tượng dễ bị điếc tiếp nhận

Theo các chuyên gia, những người thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn trên 85 decibel trong thời gian dài là những đối tượng có nguy cơ bị điếc tiếp nhận cao hơn cả. Các đối tượng này gồm:

  • Thợ mộc: Vận hành các dụng cụ điện thường dùng trong ngành mộc như búa, cưa,… đều tạo ra tiếng ồn cực lớn. Ví dụ, mức âm thanh được tạo ra bởi búa có thể vượt quá 115 decibel. Vì vậy, nếu đang là thợ mộc, bạn hãy thật cẩn trọng vì có thể bị điếc tai bất cứ lúc nào.
  • Phi hành đoàn: Khi máy bay cất cánh, các thành viên tổ bay tiếp xúc với tiếng ồn lên đến 130 dB. Mức độ này đủ lớn để màng nhĩ bị thủng. Trong khi đó, nếu tiếp xúc với tiếng ồn trên 100dB liên tục trong khoảng 15 phút hoặc hơn đã có thể gây điếc tai vĩnh viễn.
  • Lái xe đường dài, lái xe cứu thương: Cường độ âm thanh của tiếng còi xe cứu thương ở cự ly gần là 120dB, mức độ này đủ lớn để người nghe cảm thấy đau tai ngay lập tức. Bên cạnh đó, mỗi ngày các lái xe đường dài còn thường xuyên phải chịu hàng chục giờ đồng hồ liên tục tiếp xúc với tiếng ồn động cơ. Bởi vậy, nguy cơ bị điếc tiếp nhận ở các đối tượng này là rất cao.
  • Ca sĩ, nhạc sĩ: Những buổi nhạc rock và các sự kiện thể thao lớn có thể phát ra tiếng ồn từ 110 – 115dB. Với mức độ tiếng ồn này, nó có thể làm tổn thương thính lực chỉ sau 15 phút tiếp xúc.
  • Người cao tuổi: Với người cao tuổi, tế bào lông ở tai trong bị hao hụt, tế bào thần kinh thính giác dần suy yếu. Do đó, người cao tuổi cũng là một trong những đối tượng dễ bị điếc tiếp nhận.

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị điếc tiếp nhận

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị điếc tiếp nhận

Phòng ngừa điếc tiếp nhận bằng cách nào?

Bệnh điếc tiếp nhận thường khó khó phục hồi hơn so với điếc dẫn truyền. Tuy nhiên, nếu biết cách, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh. Khi bị điếc tiếp nhận, bạn cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Song song với đó, các chuyên gia cho biết, việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện nghe kém tiếp nhận hiệu quả. Một số thay đổi bạn cần thực hiện là:

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian dài.

- Trang bị nút bảo vệ tai nếu buộc phải làm việc ở nơi có tiếng ồn cao.

- Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để không phải tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian quá lâu.

- Bổ sung dinh dưỡng và có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Nên sử dụng thực phẩm có tác dụng tăng cường thính lực, cải thiện khả năng nghe tốt hơn. Điển hình là thực phẩm giàu magie, kali, kẽm, vitamin nhóm B…

- Tránh sử dụng rượu, bia, các chất kích thích để không ảnh hưởng tới thính lực.

- Tập luyện đều đặn để tăng cường máu lưu thông tới tai trong và dây thần kinh thính giác, từ đó giúp tai nghe tốt hơn.

Tập luyện thường xuyên rất tốt cho sức khỏe thính giác

Tập luyện thường xuyên rất tốt cho sức khỏe thính giác

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị điếc tiếp nhận nhờ sản phẩm thảo dược

Điếc tiếp nhận cần được điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Các chuyên gia cho biết, để cải thiện điếc đột ngột, người bệnh cần điều trị theo đúng nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng nên sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay để có hiệu quả điều trị cao hơn.

Cây cối xay là thảo dược được các thầy thuốc đông y sử dụng từ xa xưa với công dụng cải thiện ù tai, điếc tai hiệu quả. Đặc biệt, nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ cho thấy, trong cây cối xay chứa hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau được so sánh tương đương thuốc diclofenac.

Cây cối xay được nghiên cứu cho thấy tác dụng tốt với người bị ù tai

Cây cối xay được nghiên cứu cho thấy tác dụng tốt với người bị ù tai

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa nhiều thành phần khác như: Đan sâm, cốt toái bổ, câu kỷ tử. Sản phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu tới tai trong, từ đó tăng cường sức khỏe thính giác, cải thiện tình trạng điếc tiếp nhận hiệu quả.

Sản phẩm đã có mặt lâu năm trên thị trường, được chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin tưởng sử dụng. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 95% người dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm.

Điếc tiếp nhận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân mà bạn cần tìm cho mình hướng phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Đặc biệt, hãy sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay để cải thiện bệnh hiệu quả, bạn nhé!

Xem thêm: Cách làm tai nghe rõ hơn hiệu quả tại nhà