Viêm tai giữa là một loại bệnh phổ biến, có thể mắc phải ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không và cách xử lý ra sao là câu hỏi được nhiều quý phụ huynh quan tâm. Hãy cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi trên ngay trong bài viết sau.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không?
Bệnh viêm tai giữa hay còn được gọi là nhiễm trùng ống tai giữa. Đây là loại bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, bệnh đặc biệt xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ dưới mười tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ nhưng đa phần xuất hiện sau khi trẻ mắc các bệnh khác như dị ứng hay cảm cúm, viêm họng.
Với băn khoăn, viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không, các chuyên gia cho biết, đây là bệnh lý khó có thể tự khỏi. Bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nặng về sau.
Việc điều trị viêm tai giữa như thế nào, trong thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào sự tiến triển các giai đoạn của bệnh. Nếu trẻ bị viêm tai giữa nhẹ thì bác sĩ sẽ tiến hành hút mủ, làm sạch ống tai và cho dùng một vài loại kháng sinh dạng uống hoặc nhỏ tai.
Đối với trường hợp nặng, lỗ tai chảy nhiều mủ, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm kháng sinh loại mạnh hơn để dẫn lưu mủ. Thậm chí, một vài trường hợp quá nặng thì cần phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ phần xương bị viêm nhiễm.
Việc điều trị viêm tai giữa cho trẻ từ sớm sẽ giúp mang đến hiệu quả cao hơn. Nếu chậm trễ trong điều trị, bệnh có thể chuyển thành mạn tính, làm thủng màng nhĩ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, viêm xương chũm, viêm màng não…
Viêm tai giữa ở trẻ em không thể tự khỏi mà cần điều trị sớm để tránh biếm chứng nguy hiểm
Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em
Khi nhận thấy trẻ có triệu chứng viêm tai giữa, bạn cần đưa con đi khám để được điều trị sớm. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể thực hiện để giảm viêm nhiễm ở tai cho trẻ.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa
Việc chăm sóc khi trẻ bị viêm tai giữa rất quan trọng. Nếu được chăm sóc tốt, tình trạng viêm nhiễm của trẻ sẽ nhanh chóng cải thiện. Ngược lại, nếu chăm sóc không tốt sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa mẹ cần nhớ:
- Vệ sinh tai cho trẻ: Nếu trẻ bị viêm tai giữa kèm chảy mủ, mẹ cần vệ sinh tai cho bé để tránh nhiễm khuẩn nặng thêm. Mẹ có thể dùng tăm bông loại nhỏ nhẹ nhàng lau sạch vành và ống tai cho con. Nên nhớ chỉ lau nhẹ nhàng, không đưa tăm bông quá sâu vào tai trẻ. Mẹ cũng không nên vệ sinh tai khi con đang khóc vì dễ làm tổn thương ống tai.
- Mẹ nên bổ sung các thực phẩm mềm, thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Có thể cho con ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Nếu trẻ còn bú mẹ thì hãy cho con bú nhiều hơn. Điều này giúp bé tránh bị mất nước do sốt. Nếu bé đang bú sữa ngoài hay ăn dặm thì nên cho bé uống thêm nước.
- Nên dùng một chiếc gối mềm kê đầu cho bé khi bé ngủ để hạn chế dịch từ họng tràn vào vòi nhĩ.
Có thể sử dụng thuốc nhỏ tai để chữa viêm tai giữa ở trẻ
Những biện pháp phòng ngừa bé bị viêm tai giữa
Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng dễ bị mắc viêm tai giữa nhất. Chính vì thế, phụ huynh cần chú ý phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ bằng những cách sau:
- Hạn chế cho con trẻ tiếp xúc với trẻ bị mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khác.
- Cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu: Sữa mẹ tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên. Bạn nên hạn chế cho trẻ bú bình bởi sữa có thể chạy vào ống Eustachian và tăng nguy cơ nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh.
- Nếu cho trẻ bú sữa công thức: Hãy để trẻ bú ở tư thế ngồi và giúp bé ợ hơi sau khi bú.
- Nếu trẻ ở độ tuổi ăn dặm, nên cho trẻ ngồi ăn thay vì cho bé nằm hoặc ôm bé trong lòng.
- Hạn chế cho bé ngậm ti giả, trường hợp thật sự cần thiết hãy chú ý thời gian không để trẻ ngậm quá lâu.
- Không để trẻ tiếp cận với khói thuốc lá, tránh xa các khu vực có khói thuốc.
- Kiểm tra xem bé đã tiêm vắc xin ngừa phế cầu, ngừa cúm hay chưa. Việc tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa ở một số trẻ.
- Không nên để bé phải đi nhà trẻ khi dưới 1 tuổi. Việc đi nhà trẻ sớm sẽ khiến bé bị ho, khóc nhiều, thường xuyên cảm lạnh, dễ dẫn đến viêm tai giữa nhiều hơn.
Phụ huynh cần chú ý cho trẻ tiêm vắc xin ngừa các bệnh lý về tai
Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa với sản phẩm thảo dược
Bên cạnh phương pháp điều trị viêm tai giữa chuyên khoa, các chuyên gia cũng khuyên phụ huynh nên sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên cho trẻ để chống viêm nhiễm tai, ngăn ngừa suy giảm thính lực mà không gây tác dụng phụ cho trẻ. Trong đó tiêu biểu là sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây cối xay.
Cây cối xay khi kết hợp với các thảo dược như cẩu tích, vảy ốc trong sản phẩm sẽ giúp kháng viêm, giảm đau rất hiệu quả. Những loại thảo dược này đã được đông y sử dụng như một loại kháng sinh thực vật từ xa xưa, chuyên dùng để điều trị các trường hợp viêm tai giữa, đau tai.
Đặc biệt, nghiên cứu tại Ấn Độ còn cho thấy, hoạt chất có trong cây cối xay còn có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac. Đây là một loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp có viêm nhiễm ở tai.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các loại thảo dược khác như: Thục địa, câu kỷ tử, cốt toái bổ có tác dụng bổ thận, tăng cường thính lực, phòng ngừa điếc tai, nghe kém theo thuyết thận khai khiếu ra tai của đông y.
Ngoài ra, các thành phần khác như: Đan sâm, L-Carnitine, kẽm… trong sản phẩm còn đem lại tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai. Nhờ đó, sản phẩm giúp phòng ngừa viêm tai, ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực hiệu quả.
Cây cối xay đã được chứng minh có tính kháng viêm hiệu quả ở người bị viêm tai giữa
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không và những phương pháp xử lý hiệu quả cao. Nếu bạn còn đang băn khoăn và cần tư vấn về tình trạng này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được chuyên gia giải đáp tận tình.
Nguồn tham khảo:
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/ear-infections-in-babies-and-toddlers