Khi trẻ bị viêm tai giữa, nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ vậy, cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cũng góp phần quan trọng cho việc cải thiện bệnh. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà thế nào?
Viêm tai giữa là bệnh phổ biến và xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt gặp nhiều ở trẻ dưới 10 tuổi. Việc phát hiện và điều trị từ sớm sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, viêm màng não, áp xe não, liệt dây thần kinh, suy giảm thính lực, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.
Để điều trị viêm tai giữa, bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên khoa, mẹ cũng cần biết cách chăm sóc để trẻ nhanh chóng khỏe mạnh.
Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa ở trẻ em
Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa ở trẻ là điều mà các bậc phụ huynh cần quan tâm. Tốt nhất, bạn nên dùng khăn mềm lau xung quanh vành tai, sau đó xoắn nhẹ góc khăn và lau phần ống tai ngoài, không nên cố lau sâu vào trong tai trẻ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho trẻ hàng ngày. Hãy nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào tai và cho trẻ nằm nghiêng về bên tai nhỏ thuốc để dịch chảy ra ngoài. Sử dụng tăm bông để thấm hút dịch chảy ra sau đó.
Tai, mũi và họng có ống thông với nhau, chính vì thế vi khuẩn gây bệnh từ mũi và họng có thể lây lan tới tai và là nguyên nhân gây viêm tai giữa. Do đó, ngoài vệ sinh tai, bạn cũng nên vệ sinh mũi họng để trẻ nhanh khỏi bệnh.
Phương pháp hiệu quả nhất để vệ sinh mũi họng sạch sẽ là cho trẻ súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Nếu sử dụng dụng cụ hút mũi, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi trẻ và cần vệ sinh dụng cụ ngay sau khi sử dụng.
Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho bé
Chế độ ăn uống cải thiện sức khỏe cho bé
Đối với trẻ vẫn đang bú mẹ thì bạn có thể tiếp tục cho bé bú mẹ với tần suất cao hơn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và có nhiều kháng thể, rất tốt cho hệ miễn dịch của bé. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ bú nằm bởi sữa có thể chảy ngược vào tai từ vòi nhĩ làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với trẻ đã ăn thức ăn, viêm tai giữa có thể khiến trẻ cảm thấy đau mỗi khi nhai. Chính vì vậy, những loại thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng như cháo, súp, thịt hầm sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm như:
- Thực phẩm giàu omega-3 và iot: Đây là những loại thực phẩm tốt cho việc phục hồi ở trẻ bị viêm tai giữa, có nhiều trong các loại thực phẩm như cá, hàu, sò, rong biển…
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Đối với trẻ có tiền sử thiếu máu, nên bổ sung nhiều chất xơ hơn từ các loại rau xanh như rau dền, rau cải, rau muống…
- Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy hồi phục vết thương nhanh chóng. Chính vì thế, bạn nên bổ sung cho trẻ một số thực phẩm giàu vitamin C như: Các loại rau cải, súp lơ xanh, cam, chanh, bưởi, quýt…
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ cải thiện viêm tai giữa nhanh chóng
Tuân thủ phác đồ điều trị viêm tai giữa ở trẻ em
Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch vẫn còn yếu, chính vì thế các mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc. Tốt nhất mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám để xác định rõ nguyên nhân và có phác đồ điều trị viêm tai giữa một cách rõ ràng.
Đối với trường hợp trẻ bị sốt cũng không nên vội vàng cho trẻ uống thuốc ngay. Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như: Mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi cho bé, đảm bảo phòng thoáng khí, không đóng kín cửa.
Đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy biểu hiệu nặng
Trường hợp trẻ điều trị tại nhà không khỏi hoặc có triệu chứng nặng hơn thì mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Các triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng hơn bao gồm:
- Trẻ bị đau tai với mức độ và tần suất cao hơn.
- Trẻ bị sốt cao kể cả khi đã dùng thuốc hạ sốt.
- Trẻ quấy khóc, không chịu bú hay bỏ ăn.
- Trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy.
Sử dụng sản phẩm từ thảo dược giúp cải thiện viêm tai giữa ở trẻ
Bên cạnh các phương pháp chăm sóc trên, chuyên gia cũng khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để điều trị viêm tai giữa, cải thiện thính lực cho trẻ. Đặc biệt trong số đó có thể kể đến sản phẩm thảo dược với thành phần chính từ cây cối xay đem lại công dụng tuyệt vời:
- Giảm đau, kháng viêm: Sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp với vảy ốc, cẩu tích được coi như một loại kháng sinh thực vật chuyên dùng cho các trường hợp viêm tai giữa, viêm tai trong và đau tai. Một nghiên cứu tại Ấn Độ đã cho thấy, hoạt chất trong cây cối xay có tác dụng tương đương với một loại kháng sinh chuyên dùng để điều trị viêm tai giữa.
- Tăng cường chức năng thận với các thảo dược như: Câu kỷ tử, cốt toái bổ, thục địa giúp thận khỏe mạnh, tăng cường thính lực, cải thiện ù tai do viêm tai theo thuyết y học cổ truyền “thận khai khiếu ra tai”.
- Tăng cường lưu thông khí huyết với đan sâm, L-Carnitine, kẽm. Cải thiện tuần hoàn máu, bổ sung oxy, dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh tai, từ đó cải thiện thính lực, tăng khả năng giảm viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.
Cây cối xay được chứng minh có tác dụng kháng viêm ở người bị viêm tai giữa
Phòng ngừa viêm tai giữa tái phát thế nào?
Để đảm bảo sức khỏe cho bé cũng như phòng ngừa viêm tai giữa tái phát, mẹ cần chú ý:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng khả năng miễn dịch tự nhiên.
- Tiêm chủng đầy đủ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Không nên cho trẻ bú bình ở tư thế nằm, nên bú ở tư thế bế ẵm hoặc tạo độ nghiêng ít nhất 30 độ.
- Không nên cho trẻ ngậm núm vú giả vào ban đêm khi đi ngủ, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên để tránh bị viêm tai giữa.
- Tạo môi trường không khí thoáng, sạch sẽ, tránh nấm mốc và tuyệt đối tránh xa khói thuốc lá.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, cho bé ăn nhiều rau củ, trái cây, lưu ý bổ sung vitamin D, sắt và kẽm theo chỉ định của bác sĩ.
- Tránh các yếu tố làm phơi nhiễm cho trẻ như ôm hôn, ho, hắt hơi vào trẻ nhỏ…
- Cần rửa tay sạch bằng xà phòng khi chăm sóc bé.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa luôn là vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm. Phương pháp chăm sóc đúng đắn sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh và ngăn ngừa tái phát. Nếu các mẹ vẫn còn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi hoặc để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn cụ thể.
Nguồn tham khảo:
http://myhealth.alberta.ca/Health/aftercareinformation/pages/conditions.aspx?hwid=uh2956
https://www.aafp.org/afp/2013/1001/p435.html?fbclid=IwAR0L0ALaqwewkvwixckLfEQ4voNWROAujHdwCi6BPhASQFuBkobctjk3kXA
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/otitis-media