Viêm tai giữa ở trẻ là nỗi lo của nhiều ba mẹ. Đặc biệt là vấn đề làm sao để chữa dứt điểm viêm tai giữa cho trẻ. Các bậc phụ huynh thường có nhiều lựa chọn trong phương pháp điều trị. Tuy nhiên, sử dụng thuốc và thảo dược để điều trị viêm tai giữa luôn là lựa chọn hàng đầu.

Chữa dứt điểm viêm tai giữa cho trẻ bằng thuốc

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ đều được bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Tùy theo tình trạng viêm nhiễm mà có thể dùng thuốc đường uống hoặc các thuốc nhỏ tai thích hợp.

Thuốc điều trị viêm tai giữa đường uống

Viêm tai giữa khiến tai sưng đỏ, đau nhức, chảy dịch mủ, từ đó gây khó chịu cho bé. Chính vì vậy, sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau là các chỉ định cần thiết.

  • Thuốc giảm đau: Đau nhức tai, đầy tai ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Do đó, để làm dịu cơn đau, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng các thuốc giảm đau như: Paracetamol hay ibuprofen. Tùy theo độ tuổi và cân nặng của trẻ mà lựa chọn loại thuốc giảm đau có hàm lượng phù hợp.
  • Thuốc kháng sinh: Trong các trường hợp viêm tai giữa do vi khuẩn, kháng sinh là lựa chọn đầu tay. Bác sĩ có thể dùng một loại kháng sinh hoặc phối hợp nhiều loại tùy theo mức độ nhiễm khuẩn của trẻ. Các mẹ phải cho bé uống đủ liều quy định để tránh trường hợp kháng kháng sinh.
  • Thuốc chống viêm: Viêm, sưng tấy gây nên tình trạng đầy tai, ù tai khó chịu. Do đó, sử dụng thuốc chống viêm để giảm viêm sưng là cần thiết. Tuy nhiên, các thuốc kháng viêm dùng lâu ngày có thể gây nên những tác dụng phụ. Vì vậy, chỉ cho trẻ dùng theo liều bác sĩ kê đơn và không tự ý mua sử dụng lâu dài.

Uong-thuoc-giuo-giam-nhanh-tinh-trang-viem-nhiem-dau-nhuc-tai-o-tre

Uống thuốc giúp giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm, đau nhức tai ở trẻ

Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Các thuốc nhỏ tai rất được ưa chuộng trong điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhờ tác dụng tại chỗ hiệu quả và dễ dàng sử dụng ở những trẻ chưa uống được. Tuy nhiên, lựa chọn thuốc nhỏ tai nào cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để cho hiệu quả cao nhất.

Các thuốc nhỏ tai có rất nhiều loại: Thuốc nhỏ tai chỉ có kháng sinh, thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh kết hợp với kháng viêm; Thuốc nhỏ tai giúp sát khuẩn và giảm đau hay thuốc nhỏ tai chỉ có tác dụng làm sạch ống tai.

Khi trẻ mới xuất hiện viêm nhiễm, thông thường sẽ được cho sử dụng các thuốc nhỏ tai có tác dụng sát khuẩn và giảm đau là chủ yếu. Các thuốc này sẽ giúp làm dịu cơn khó chịu của trẻ, sát khuẩn vết viêm thông thường.

Nếu tình trạng viêm sưng, nhiễm khuẩn nặng hơn thì có thể dùng các thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh kết hợp với kháng viêm. Các kháng sinh này tuyệt đối phải an toàn cho trẻ.

Thuoc-nho-tai-tri-viem-tai-giua-rat-duoc-cac-me-uu-tien-su-dung.jpg

Thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa rất được các mẹ ưu tiên sử dụng

Chữa viêm tai giữa cho trẻ bằng thảo dược

Thảo dược được xem là kháng sinh tự nhiên có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn rất tốt. Do đó, sử dụng thảo dược có thể chữa dứt điểm viêm tai giữa cho trẻ một cách an toàn.

Chữa viêm tai giữa bằng tỏi 

Theo các nghiên cứu, Allicin trong tỏi là chất có khả năng kháng khuẩn rất mạnh. Chính vì vậy, tỏi cho tác dụng trong hầu hết các trường hợp viêm nhiễm. Với trẻ bị viêm tai giữa có thủng màng nhĩ, nhỏ dầu tỏi vào tai sẽ giúp viêm nhiễm không lan ra ống tai, giúp sát khuẩn vùng tai giữa hiệu quả hơn. Nhờ đó, làm khô các vết viêm loét nhanh hơn. 

Ăn các thức ăn có chứa tỏi hoặc sử dụng sản phẩm chiết xuất từ tỏi cũng giúp giảm vi khuẩn ở vòm họng, từ đó ngăn chặn vi khuẩn từ họng lây lan lên tai, tránh chuyển sang viêm tai giữa mạn tính.

Tuy nhiên, với trẻ quá nhỏ, mẹ không nên tự ý nhỏ tỏi vào tai con mà cần hỏi ý kiến của thầy thuốc. Áp dụng bài thuốc từ tỏi có thể mang đến hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của bé. Vì vậy, mẹ cần hết sức cẩn thận khi áp dụng cho con.

Chua-viem-tai-giua-bang-toi-la-phuong-phap-rat-pho-bien

Chữa viêm tai giữa bằng tỏi là phương pháp rất phổ biến

Cây cối xay điều trị viêm tai giữa

Theo đông y, thận là nguồn nuôi dưỡng khí của tai (thận khai khiếu ra tai). Chính vì vậy, muốn điều trị tốt các tình trạng viêm tai cần tăng cường chức năng thận. Đồng thời, tuần hoàn máu đến tai tốt thì tình trạng viêm nhiễm mới hồi phục nhanh.

Do đó, sử dụng các dược liệu vừa kháng khuẩn vừa bổ thận, bổ máu như cây cối xay sẽ giúp quá trình chữa trị viêm tai giữa ở trẻ hiệu quả hơn.

Cây cối xay không những kháng khuẩn, giúp các vết viêm lành nhanh mà còn giảm ù tai, đau tai, từ đó tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ. Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương diclofenac - một loại thuốc chuyên dùng trong điều trị viêm tai giữa. Nhờ đó, thảo dược này được rất nhiều người dùng để chữa viêm nhiễm ở tai.

Các mẹ có thể nấu nước cây cối xay để cho trẻ uống hoặc nấu các món canh, xào từ cây cối xay cho trẻ ăn. Còn nếu muốn tiện lợi hơn thì các mẹ nên lựa chọn các sản phẩm chiết xuất từ cây cối xay được đóng gói sẵn để sử dụng. Tất cả những cách đó đều giúp tình trạng viêm tai giữa của bé cải thiện rõ rệt.

Cay-coi-xay-giup-ho-tro-chua-dut-diem-viem-tai-giua-cho-tre

Cây cối xay giúp hỗ trợ chữa dứt điểm viêm tai giữa cho trẻ

Cây vảy ốc giúp giảm viêm tai cho trẻ

Trong các dược liệu có tác dụng chữa viêm tai, vảy ốc đảm bảo yếu tố: Giúp giảm viêm sưng, tấy đỏ ở tai, giảm tình trạng đau nhức, đầy tai, ù tai ở trẻ rất tốt.

Để mang đến hiệu quả cao hơn, các mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cây cối xay kết hợp cùng: Vảy ốc, câu kỷ tử, cốt toái bổ, thục địa… Sự kết hợp này sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị viêm tai giữa đồng thời tăng cường thính lực của trẻ. Sản phẩm có mặt lâu năm trên thị trường, được chuyên gia đánh giá cao, nhiều người dùng cho hiệu quả tốt nên mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng mà không lo tác dụng phụ.

Phương pháp chữa dứt điểm viêm tai giữa cho trẻ luôn nhận được sự quan tâm của các mẹ. Lựa chọn phương pháp nào cũng cần được cân nhắc và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, đặc biệt là các loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.

Nếu còn thắc mắc về cách chữa dứt điểm viêm tai giữa cho trẻ, mẹ hãy để lại số điện thoại liên lạc hoặc bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể theo tình trạng của bé.

Nguồn tham khảo: 

1. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1728094/

2. https://www.medindia.net/drugs/medical-condition/otitismedia.htm

3. https://www.webmd.com/cold-and-flu/ear-infection/understanding-otitis-media-treatment