Trước khi y học hiện đại phát triển, cách chữa viêm tai giữa dân gian bằng thảo dược đã được đông y sử dụng mang đến hiệu quả cao. Đến nay, những bài thuốc này vẫn được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Hãy dành vài phút đọc ngay bài viết dưới đây để có cho mình cách chữa viêm tai tại nhà khi cần thiết. 

Cách chữa viêm tai giữa dân gian bằng tỏi

Không chỉ riêng đông y, mà cả tây y cũng đã công nhận tỏi là một phương thuốc chữa viêm tai giữa rất hiệu quả. Một nghiên cứu được thực hiện trên 103 trẻ em bị đau tai do nhiễm trùng tai đã chứng minh điều này. Thuốc nhỏ tai tự nhiên từ tỏi và các thành phần thảo dược có tác dụng giảm đau tai tương tự như những loại thuốc nhỏ tai khác.

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm: 

  • 1 tép tỏi tươi.
  • 1 miếng gạc nhỏ.
  • Khăn ấm.

Các bước thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy bóc vỏ và cắt bỏ một đầu của tép tỏi.
  • Cho tép tỏi vào miếng gạc và đặt đầu đã cắt hướng vào lỗ tai. Lúc này, bạn cần chú ý không nên để tỏi đi vào quá sâu trong ống tai.
  • Sau đó, bạn hãy trùm một chiếc khăn ấm lên tai cho đến khi tai hết đau.

cach-chua-viem-tai-giua-dan-gian-bang-toi-mang-den-hieu-qua-cao

Cách chữa viêm tai giữa dân gian bằng tỏi mang đến hiệu quả cao

Chữa viêm tai giữa bằng lá trầu không

Lá trầu không có lẽ đã quá quen thuộc trong dân gian. Lá trầu không chỉ là nét đặc trưng của văn hóa Việt mà còn là một bài thuốc chữa viêm tai giữa hiệu quả. Lá trầu có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau và hỗ trợ làm lành vết thương đối với người bị viêm tai giữa.

Nguyên liệu:

  • Lá trầu không.
  • Bông y tế.

Các bước thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn rửa sạch lá trầu không và để ráo nước.
  • Giã nhuyễn lá trầu rồi sau đó vắt lấy nước cốt.
  • Dùng bông y tế thấm nước cốt và đặt vào bên trong ống tai.

Chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là một trong những cách chữa viêm tai giữa dân gian được nhiều người áp dụng. Bởi theo đông y, rau diếp cá có tính mát nên rất hữu ích trong việc chữa trị vết thương hở. Đồng thời, rau diếp cá cũng có công dụng kháng khuẩn, chống viêm nên giúp điều trị viêm tai giữa rất tốt. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Rau diếp cá
  • Muối
  • Bông y tế
  • 1 cái bát sạch

Các bước thực hiện:

  • Bạn cần chọn những lá tươi, không dập nát, rửa sạch bụi bẩn. Bạn có thể cho thêm một ít muối khi rửa nhằm loại bỏ vi khuẩn.
  • Sau khi rửa sạch, bạn vớt rau ra và để thật ráo nước.
  • Xay hoặc giã nát rau để vắt lấy nước cốt.
  • Cho nước cốt rau diếp cá vào một cái bát sạch, dùng bông y tế thấm nước cốt và nhỏ từ 2-3 giọt vào tai. 
  • Bạn nên thực hiện từ 2-3 lần mỗi ngày để đẩy nhanh quá trình chữa trị.

bai-thuoc-tu-rau-diep-ca-co-tac-dung-chong-viem-khang-khuan-dieu-trị-viem-tai-giua-rat-tot

Bài thuốc từ rau diếp cá có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, điều trị viêm tai giữa rất tốt

Cách chữa viêm tai giữa dân gian bằng lá mơ

Bài thuốc lá mơ chữa viêm tai giữa đã được ông cha ta lưu truyền từ bao đời qua. Theo đông y, lá mơ có đặc tính kháng khuẩn rất mạnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn hoặc virus có hại. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, hoạt chất sulfur dimethyl disulphide trong lá mơ có tác dụng tương tự kháng sinh, giúp chống viêm, kháng khuẩn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá mơ
  • Nước muối pha loãng

Cách thực hiện:

  • Lá mơ cần được rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Khi lá mơ đã ráo nước, bạn hơ lá mơ trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi lá mềm.
  • Sau đó, bạn cuốn lá mơ thành hình điếu thuốc và đưa từ từ vào trong lỗ tai.
  • Giữ lá mơ trong vòng 10 phút để các hoạt chất thấm vào tai. 
  • Mẹo chữa viêm tai giữa bằng lá mơ cần thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần. Sau 3 - 5 ngày bạn sẽ thấy có hiệu quả rõ rệt.

Chữa viêm tai giữa bằng cách xông hơi sáp ong

Đây là một trong những mẹo chữa viêm tai giữa cho bé được nhiều mẹ truyền tai nhau. Bởi sáp ong có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn cao nên giúp ngăn chặn những tác nhân gây hại. Đồng thời, sáp ong có tính bình, vị ngọt nên giúp làm dịu đau tai, đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, axit lactic trong sáp ong có khả năng chống lại vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, nguyên nhân phổ biến gây viêm tai.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 miếng sáp ong đã vắt mật
  • 1 tờ giấy cuộn nhỏ

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn lấy sáp ong, vắt sạch mật, chỉ lấy phần sáp, đem phần sáp đun nóng cho tan ra.
  • Sau đó, bạn lấy phần sáp đã đun phết lên tờ giấy mỏng (phải thực hiện khi sáp còn nóng, vì khi nguội sáp sẽ bị cứng lại, không làm được).
  • Bạn chuẩn bị một ấm nước pha trà. Từ vòi ấm trà, bạn chế tạo một chiếc vòi nhỏ có chứa tờ giấy đã phết sáp ong để thổi hơi ấm vào sâu trong tai. 
  • Mỗi ngày bạn thực hiện phương pháp này 2 lần, mỗi lần 5 phút. Sau 1 tuần viêm tai giữa sẽ thuyên giảm rõ rệt.

cach-chua-viem-tai-giua-bang-sap-ong-duoc-nhieu-me-ap-dung-cho-tre

Cách chữa viêm tai giữa dân gian bằng sáp ong được nhiều người áp dụng

Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Trước khi y học hiện đại phát triển, lá hẹ là một trong những cách trị viêm tai giữa tại nhà được nhiều người áp dụng. Lá hẹ có tác dụng giảm sưng, ngứa ngáy do viêm tai giữa gây ra. Ngoài ra, hoạt chất odorin trong lá hẹ tương tự như kháng sinh, làm giảm tình trạng viêm nhiễm.

Nguyên liệu:

  • Lá hẹ tươi
  • Nước muối loãng

Các bước thực hiện:

  • Ngâm lá hẹ trong nước muối loãng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Rửa lại lá hẹ và để ráo nước.
  • Đem lá hẹ giã nát và vắt lấy nước cốt.
  • Mỗi ngày bạn nhỏ nước cốt lá hẹ vào tai bị viêm từ 2 - 3 lần, mỗi lần từ 2 - 3 giọt. Thực hiện liên tục từ 7 - 10 ngày, bạn sẽ cảm thấy bệnh viêm tai giữa thuyên giảm rõ rệt. 

Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng cây cối xay

Cách chữa viêm tai giữa dân gian bằng cây cối xay đã được ông cha ta lưu truyền từ bao đời qua. Đến nay, bài thuốc này vẫn được áp dụng rộng rãi và mang đến hiệu quả cao.

Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy, chiết xuất từ cây cối xay có tác dụng tương đương diclofenac, một loại thuốc kháng viêm, giảm đau tai. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có tác dụng chữa trị một số bệnh liên quan đến tai như suy giảm thính lực, ù tai…

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 30g cây cối xay khô

Cách thực hiện:

  • Bạn cho cây cối xay và nước vào ấm đun.
  • Đun cho tới khi còn khoảng 1 bát nước thuốc.
  • Chia bát nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.

Hiện nay, cây cối xay cũng đã có mặt trong nhiều sản phẩm thảo dược điều trị viêm tai giữa, suy giảm thính lực… Các sản phẩm này được bổ sung thêm nhiều loại thảo dược khác như đan sâm, câu kỷ tử, vảy ốc… Điều này cho phép quá trình điều trị viêm tai giữa tiện lợi và nhanh chóng hơn. 

cay-coi-xay-la-bai-thuoc-pho-bien-trong-dieu-triviem-tai-giua

Cây cối xay là bài thuốc phổ biến trong điều trị viêm tai giữa

Sử dụng các cách chữa viêm tai giữa dân gian có thể mang đến hiệu quả. Tuy nhiên, những phương pháp này đều chưa được kiểm chứng. Đặc biệt là có nhiều phương pháp dễ gây hại cho cơ thể nếu bạn thực hiện không đúng cách. Do đó, để an toàn hơn cho sức khỏe, bạn hãy tìm đến sản phẩm thảo dược, điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây cối xay.

Nếu bạn có câu hỏi hay gặp phải vấn đề về viêm tai giữa, hãy để lại bình luận bên dưới để nhận được tư vấn từ chuyên gia.

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/garlic-in-ear#uses

https://modernfarmer.com/2014/09/honey-drugs-cure-infections/

https://www.healthline.com/nutrition/what-are-shallots