Lỗ tai chảy nước là một trong các vấn đề phổ biến thường gặp ở nhiều đối tượng. Vậy tai bị chảy nước trong là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không và điều trị ra sao hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Lỗ tai chảy nước là bị gì?

Lỗ tai bị chảy nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể do các căn bệnh viêm nhiễm, vi khuẩn hay virus làm nhiễm trùng, do dị ứng hay thường xuyên sử dụng tai nghe, máy trợ thính,...

Ngoài ra, lỗ tai bị chảy nước và đau hay ngứa còn có thể là biểu hiện của một số bệnh như: 

  • Viêm tắc vòi nhĩ tiết dịch: Vòi nhĩ là một ống nối giữa tai với mũi họng. Viêm tắc vòi nhĩ thường do viêm đường mũi họng gây ra, làm tai trong tăng tiết dịch. Người bị mắc bệnh này sẽ có biểu hiện như: Suy giảm thính giác, ù tai, ngứa lỗ tai,...
  • Viêm tai giữa: Viêm tai giữa cấp không phải bệnh lý khó điều trị. Tuy nhiên, nếu kéo dài, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Người bệnh thấy các triệu chứng như: Ù tai, lỗ tai bị chảy nước màu vàng và có mùi hôi, ngứa lỗ tai.
  • Viêm tai ngoài: Thường do sự xuất hiện của nhọt bã đậu ở ống tai ngoài dẫn đến ngứa tai. Nếu không được xử lý tốt sẽ làm viêm ống tai ngoài gây đau lỗ tai, vành tai bị ngứa và chảy nước vàng.
  • Nấm tai: Đa phần thường phát triển mạnh vào mùa hè do vệ sinh tai không sạch sẽ. Người bệnh khi bị nấm tai sẽ xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, đau tai, ù tai, giảm khả năng nghe…

lo-tai-chay-nuoc-va-ngua-co-the-la-dau-hieu-cua-viem-tai-giua

Lỗ tai bị chảy nước và ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tai giữa

Lỗ tai chảy nước có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia, lỗ tai bị chảy nước có thể là dấu hiệu báo trước của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu không được cải thiện sớm sẽ gây hệ lụy cho sức khỏe. Những ảnh hưởng mà tình trạng lỗ tai bị chảy nước kéo dài bao gồm: 

  • Ảnh hưởng tâm lý: Lỗ tai bị chảy nước và ngứa khiến người bệnh cảm thấy ngại tiếp xúc, thiếu tự tin, mặc cảm, tự xa lánh mọi người và căng thẳng tâm lý nghiêm trọng.
  • Thủng màng nhĩ: Dịch mủ tồn đọng nhiều bên trong tai làm tăng áp lực lên màng nhĩ, có thể gây thủng màng nhĩ. Nguy hiểm hơn là người bệnh có thể bị điếc vĩnh viễn không thể hồi phục.
  • Ảnh hưởng tới não: Khi vi khuẩn phát triển và tấn công lên vùng nội sọ sẽ gây viêm màng não, áp xe não… Tác động đến chức năng nghe hay nhìn, thậm chí có thể gây tử vong.

Điều trị tai bị chảy nước bằng cách nào?

Như đã đề cập ở phía trên, lỗ tai bị chảy nước có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị tai bị chảy nước bằng thuốc nội khoa

Điều trị nội khoa bằng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến cho các trường hợp lỗ tai bị chảy nước và đau ngứa. Đối với từng loại bệnh thường được áp dụng như sau: 

  • Nấm tai: Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh làm sạch tai. Sau đó, cho người bệnh sử dụng thuốc kháng nấm dạng uống hoặc dạng bôi. 
  • Viêm tắc vòi nhĩ tiết dịch: Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp. Các thuốc thường dùng là kháng sinh, kháng viêm, tiêu dịch nhầy, thuốc chống xung huyết niêm mạc mũi… 
  • Điều trị viêm tai ngoài: Điều trị bao gồm sử dụng kháng sinh đường uống trong vòng 5 - 10 ngày. Thuốc nhỏ tai chống viêm trong vòng 10 - 14 ngày. Thuốc giảm đau, hạ sốt trong trường hợp viêm tai nặng gây sốt. 
  • Điều trị viêm tai giữa: Thời gian điều trị tối thiểu là 8 ngày với kháng sinh dạng uống. Nếu như màng nhĩ không bị thủng có thể sử dụng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa. Nếu như màng nhĩ bị thủng thì dùng thuốc nhỏ tai trong khoảng 3 - 4 ngày đầu, sau đó rửa bằng nước muối sinh lý. 

dung-thuoc-khang-sinh-dang-uong-hoac-thuoc-nho-tai-giup-giam-lo-tai-chay-nuoc-va-ngua

Dùng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc nhỏ giúp cải thiện lỗ tai chảy nước

Phương pháp ngoại khoa trị nguyên nhân khiến tai chảy nước

Phương pháp ngoại khoa can thiệp phẫu thuật thường được áp dụng khi có hiện tượng dịch mủ, chất nhầy tích tụ trong tai nhiều, gây nguy cơ thủng màng nhĩ. Lúc này, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chích rạch dẫn lưu mủ để dịch nhầy thoát ra dễ dàng, giảm tổn thương đến màng nhĩ. 

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành vá màng nhĩ hoặc áp dụng các biện pháp trị liệu khác như đặt ống thông nhĩ, thổi hơi bằng bóng cao su… tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Vệ sinh tai đúng cách giảm tai chảy nước

Cách vệ sinh tai khi bị chảy mủ hoặc chảy nước và ngứa cũng đóng vai trò quan trọng cho quá trình phục hồi của bệnh nhân. Người bệnh nên thực hiện vệ sinh tai đều đặn 2 lần/ tuần với các bước như sau: 

  • Sử dụng khăn sạch, ấm lau nhẹ nhàng ở vành tai và vùng da xung quanh.
  • Xoắn nhẹ góc khăn và làm sạch vùng ống tai ngoài.
  • Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch rửa tai chuyên dụng nhỏ từ 3 - 4 giọt vào ống tai.
  • Đợi trong khoảng 30 giây và nghiêng nhẹ đầu để dịch chảy ra.
  • Lúc này bạn có thể dùng khăn giấy để thấm hết dịch và sử dụng tăm bông để lấy ráy tai ra bên ngoài.

ve-sinh-tai-dung-cach-cai-thien-tinh-trang-lo-tai-chay-nuoc-va-ngua

Vệ sinh tai đúng cách giúp cải thiện tình trạng tai chảy nước

Điều trị lỗ tai bị chảy nước với sản phẩm thảo dược

Để cải thiện tình trạng lỗ tai bị chảy nước hiệu quả, ngoài việc biết được nguyên nhân và có hướng điều trị đúng cách, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên với thành phần chính từ cây cối xay.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp với một số thảo dược có tính chống viêm như: Vảy ốc, câu kỷ tử, cẩu tích… Đây đều là những loại thảo dược đã được đông y sử dụng từ xa xưa như một loại kháng sinh thực vật chuyên dùng để điều trị các trường hợp viêm tai giữa, ngứa tai, ù tai hiệu quả. 

Không chỉ vậy, một nghiên cứu tại Đại học Dược Ấn Độ đã cho thấy, hoạt chất trong cây cối xay có tác dụng chống viêm tương đương với Diclofenac (một loại thuốc chống viêm, giảm đau chuyên dùng để điều trị viêm tai). Nhờ vậy, sản phẩm giúp cải thiện triệu chứng lỗ tai bị chảy nước, ngứa tai, viêm tai hiệu quả. 

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả, sản phẩm còn bổ sung thêm các dược liệu khác như: Thục địa, đan sâm, cốt toái bổ, kẽm, L-Carnitine… giúp bồi bổ chức năng thận, tăng cường lưu thông máu, bổ sung dinh dưỡng và oxy đến nuôi dưỡng thần kinh tai. Điều này giúp tăng cường sức khỏe thính giác, phòng ngừa các bệnh ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực,... 

dieu-tri-lo-tai-bi-chay-nuoc-va-ngua-voi-san-pham-thao-duoc

Điều trị lỗ tai chảy nước và ngứa với sản phẩm thảo dược

Trên đây là những thông tin về tình trạng lỗ tai bị chảy nước có nguy hiểm không, cùng với đó các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn còn đang băn khoăn hay cần giải đáp về vấn đề trên, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi hoặc để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn chi tiết. 

Nguồn tham khảo: 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324671#causes

https://www.webmd.com/cold-and-flu/ear-infection/why-do-my-ears-itch

https://www.healthyhearing.com/report/53014-Why-do-my-ears-itch-and-what-can-i-do-about-it