Bạn lo lắng vì tai thường xuyên chảy dịch gây ngứa ngáy, khó chịu? Bạn hoang mang không biết làm sao để chữa khỏi tình trạng này? Hãy dành ra 3 phút đọc ngay bài biết sau để biết cách khắc phục triệu chứng lỗ tai bị chảy nước và ngứa hiệu quả, được nhiều người áp dụng.

Chữa lỗ tai bị chảy nước và ngứa bằng bài thuốc dân gian

Từ thời xa xưa, cách chữa triệu chứng tai bị ngứa và có nước do viêm nhiễm bằng các bài thuốc dân gian đã được ông cha ta áp dụng hiệu quả. Ngày nay, phương pháp này vẫn là sự lựa chọn hàng đầu được nhiều người ưa chuộng.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian phổ biến hỗ trợ điều trị dấu hiệu lỗ tai bị chảy nước và ngứa:

Bài thuốc trị tai chảy nước từ rau diếp cá

Theo quan niệm đông y, diếp cá có tính mát, vị cay, công dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đặc biệt, thành phần diếp cá chứa lượng lớn tinh dầu có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, hỗ trợ điều trị triệu chứng lỗ tai bị chảy nước và ngứa do viêm tai rất tốt.

Nguyên liệu cần có:

  • Rau diếp cá: 30 gam.
  • Táo đỏ: 10 gam.

Các bước thực hiện:

  • Ngâm rau diếp cá trong nước muối đã được pha loãng khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước để loại bỏ bụi bẩn. 
  • Phơi khô rau diếp cá.
  • Chuẩn bị nồi sạch, cho lần lượt rau diếp cá đã phơi khô, táo đỏ vào. Thêm 600ml nước lọc.
  • Đun sôi hỗn hợp trên trong khoảng thời gian 20 phút trên lửa nhỏ.
  • Để nguội, chắt lấy phần nước chia đều uống trong ngày.

Để khắc phục hiệu quả triệu chứng lỗ tai chảy nước, bạn nên uống nước diếp cá, táo đỏ 3 lần mỗi ngày. Thực hiện đều đặn ít nhất 2 tuần.

bai-thuoc-tu-rau-diep-ca-chua-tai-bi-ngua-va-chay-nuoc-vang

Bài thuốc từ rau diếp cá chữa tai bị ngứa và chảy nước vàng

Bài thuốc chữa tai bị ngứa và chảy nước vàng từ lá mơ

Theo y học cổ truyền, lá mơ có mùi hôi, vị đắng, tính mát, công dụng giải độc, làm mát cơ thể, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về tai mũi họng, tiêu hoá,... Các nhà khoa học đã chứng minh, lá mơ chứa thành phần gồm nhiều hoạt chất có lợi như: Caroten, methyl mercaptan, acid amin, protein, sulfur dimethyl disulphide,... Những chất kể trên giúp tăng cường sức đề kháng, tiêu viêm, giảm tình trạng lỗ tai bị chảy nước và ngứa do viêm tai giữa hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Lá mơ: 3 - 4 lá.
  • Nước muối pha loãng.

Các bước thực hiện:

  • Lá mơ đem ngâm trong nước muối đã pha loãng trong khoảng thời gian 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Vớt lá mơ ra ngoài để ráo nước rồi hơ lên lửa nhỏ khoảng 2 - 3 phút.
  • Vò nát lá mơ, nhét vào phần tai bị viêm nhiễm gây triệu chứng lỗ tai bị chảy nước và đau.

Bạn nên để lá mơ trong tai qua đêm giúp hoạt chất trong dược liệu này thấm hút sạch lượng mủ có trong tai. Phương pháp này thực hiện mỗi ngày 1 lần.

giam-dau-hieu-lo-tai-bi-chay-nuoc-va-ngua-nho-bai-thuoc-tu-la-mo

Giảm dấu hiệu lỗ tai bị chảy nước và ngứa nhờ bài thuốc từ lá mơ

Bài thuốc cải thiện tai chảy nước từ cây cối xay

Cây cối xay là thảo dược quý được cả tây y và đông y sử dụng để chữa các dấu hiệu viêm tai như: Đau tai, tai rỉ nước... Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu tại Ấn Độ và nhận thấy rằng, chiết xuất từ cây cối xay có tác dụng tương đương loại thuốc kháng viêm, giảm đau Diclofenac. Thảo dược này còn được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng suy giảm thính lực, nghe kém, lỗ tai bị chảy nước và ngứa,...

Các bài thuốc từ cây cối xay có công dụng chữa ù tai, tai bị chảy nước trong và ngứa phổ biến bao gồm: 

Bài thuốc số 1:

Xay 20 - 30 gam quả cối xay tươi, nấu cùng khoảng 100 gam thịt lợn đã băm nhuyễn. Món canh này nên ăn 2 - 3 lần mỗi tuần để đạt được kết quả tốt nhất.

Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị rễ cây cối xay, vọng giang nam, mộc hương. Mỗi loại 60 gam.
  • Rửa sạch, thái nhỏ các nguyên liệu trên.
  • Nấu cùng đuôi lợn đã làm sạch.

Món canh này giúp cải thiện thính lực, chữa chứng ù tai, viêm tai rất hiệu quả.

Bài thuốc số 3: 

Phơi khô cây cối xay, sắc lấy nước uống hàng ngày. Nước cối xay không chỉ giúp chữa chứng viêm tai, ù tai, lỗ tai bị chảy nước và ngứa hiệu quả mà còn hỗ trợ thanh nhiệt, làm mát cơ thể rất tốt.

Mặc dù cây cối xay có tác dụng vượt trội trong việc điều trị các bệnh lý viêm nhiễm tai như: Viêm tai giữa, viêm tai ngoài... Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, để tiết kiệm thời gian và giúp điều trị hiệu quả triệu chứng lỗ tai bị chảy nước, bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần cây cối xay kết hợp với đan sâm, cốt toái bổ, câu kỷ tử,... Sản phẩm được bào chế ở dạng viên uống rất dễ sử dụng và đem đến hiệu quả cao.

cay-coi-xay-ho-tro-dieu-tri-trieu-chung-tai-chay-nuoc-va-ngua-do-viem-nhiem

Cây cối xay hỗ trợ điều trị triệu chứng tai chảy nước và ngứa do viêm nhiễm

Vệ sinh tai đúng phương pháp giúp giảm tai bị ngứa và có nước

Với những trường hợp tai chảy dịch trong hay lỗ tai bị ngứa gây khó chịu do thói quen sinh hoạt, bạn nên thực hiện vệ sinh tai thường xuyên và loại bỏ các thói quen xấu gây viêm nhiễm tai.

Các bước vệ sinh tai

Tai của chúng ta rất dễ tổn thương và viêm nhiễm do bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lâu ngày. Bởi vậy, bạn nên vệ sinh tai đều đặn 2 - 3 lần mỗi tuần để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là các bước vệ sinh tai đúng cách:

  • Dùng khăn ấm lau nhẹ nhàng ở vùng da xung quanh tai và vành tai.
  • Gập nhẹ phần góc khăn để lau sạch ống tai ngoài.
  • Sử dụng dung dịch rửa tai chuyên dụng hoặc natri clorid nhỏ trực tiếp vào lỗ tai 3 - 4 giọt.
  • Để yên trong khoảng thời gian 30 giây giúp sát khuẩn tai, sau đó nghiêng nhẹ đầu cho dung dịch chảy ra ngoài.
  • Dùng khăn giấy thấm dịch ở tai rồi lấy ráy tai nhẹ nhàng bằng tăm bông.

cac-buoc-ve-sinh-tai-giup-giam-trieu-chung-tai-chay-nuoc-va-ngua

Các bước vệ sinh tai đúng giúp giảm triệu chứng tai chảy nước và ngứa

Lưu ý khi vệ sinh tai giúp giảm ngứa tai

Ngoài việc vệ sinh tai đúng cách, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh làm tổn thương thính giác:

  • Tuyệt đối không dùng các vật cứng và nhọn để lấy ráy tai. Những vật dụng này có thể khiến niêm mạc tai bị tổn thương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ tai, dung dịch rửa tai không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
  • Không sử dụng chung dụng cụ vệ sinh tai để ngăn nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.
  • Khi nghe điện thoại, bạn nên đổi tai nghe liên tục để hạn chế gây tổn thương dây thần kinh thính giác, ảnh hưởng đến thính lực.
  • Không nên đeo tai nghe trong thời gian dài.

Lỗ tai bị chảy nước và ngứa không chỉ gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm nhiễm nguy hiểm. Mong rằng các cách điều trị mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm gợi ý để khắc phục và cải thiện dấu hiệu này.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận dưới đây cho chúng tôi nhé!

Nguồn tham khảo:

https://health.clevelandclinic.org/the-sticky-truth-about-itchy-ears-you-may-be-causing-the-problem/ 

https://www.healthline.com/health/itchy-ear 

https://mountainent.com/blog/what-causes-itchy-ears-and-thro