Tai bị đau nhức bên trong là tình trạng xuất hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những kiến thức về sức khỏe đôi tai vẫn chưa được hiểu biết rộng rãi. Nắm vững các bệnh lý gây đau nhức tai sẽ giúp người bệnh lựa chọn được các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Tai bị đau nhức bên trong - Dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Tai bị đau nhức bên trong không phải một bệnh mà là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Các bệnh lý này thường liên quan đến vấn đề nhiễm khuẩn hay rối loạn xảy ra ở tai và vùng lân cận.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng bị nhiễm trùng ở khoang tai sau màng nhĩ do vi khuẩn hoặc vi-rút gây nên. Khi viêm nhiễm xảy ra ở tai giữa sẽ khiến xuất hiện dịch mủ, niêm mạc tai sưng đỏ và khiến tai bị đau nhức bên trong. Cơn đau có thể kéo dài từ nhẹ đến nặng, đau lan lên cả phần đầu. Bạn sẽ có cảm giác tai bị đau nhức kèm có nước. 

Tình trạng đau dữ dội thường xuất hiện ở viêm tai giữa cấp tính. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, cơn đau tai thường không quá nặng, chủ yếu người bệnh cảm thấy căng tức tai, đầy tai.

tai-bi-dau-nhuc-ben-trong-co-the-la-dau-hieu-viem-tai-giua

Tai bị đau nhức bên trong có thể là dấu hiệu viêm tai giữa

Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là hiện tượng viêm nhiễm, đau ngứa ở ống tai ngoài do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Viêm tai ngoài xuất hiện do thường xuyên để nước lọt vào tai khi bơi hoặc tổn thương niêm mạc tai do ngoáy tai. 

Khi mới xuất hiện viêm nhiễm, bạn sẽ cảm thấy ngứa trong ống tai. Dần dần, tình trạng viêm nặng khiến tai bị đau nhức, cơn đau có thể lan ra mặt, cổ và một bên đầu. Bạn có thể cảm nhận đau rõ rệt hơn khi kéo tai.

Viêm tai trong

Viêm tai trong hay còn gọi viêm mê đạo tai. Đây là tình trạng viêm do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào ốc tai và tiền đình. Viêm tai trong gây nên các cơn đau nhức tai, ù tai, mất thính lực, chóng mặt, buồn nôn.

viem-tai-trong-gay-nen-tinh-trang-dau-tai-kem-theo-chong-mat

Viêm tai trong gây nên tình trạng đau tai kèm theo chóng mặt

Thủng màng nhĩ

Màng nhĩ là một cấu trúc mỏng manh ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ có thể bị thủng do chấn thương, thay đổi áp suất hoặc do tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Thủng màng nhĩ có thể gây nên các cơn đau buốt tai, ù tai kèm mất thính lực đột ngột.

Rối loạn chức năng ống Eustachian

Ống Eustachian (vòi nhĩ) là ống nhỏ thông giữa vòm họng và tai giữa. Khi ống này bị rối loạn hoặc tắc nghẽn sẽ khiến dịch mủ tích tụ ở tai giữa. Lúc này, người bệnh sẽ nhận thấy có các triệu chứng như: Nhức tai, ù tai, chóng mặt và giảm thính lực.

Bệnh Meniere

Là tình trạng tích tụ nội dịch làm thay đổi áp lực ở tai trong và gây đau tai, ù tai. Tình trạng đau tai, ù tai do bệnh Meniere thường đi kèm chóng mặt.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là khớp nằm phía trước tai, nối giữa xương hàm và hộp sọ. Khi khớp này bị tổn thương sẽ tạo cơn đau dữ dội lan đến tai, gây cảm giác tai bị đau nhức bên trong.

tai-bi-dau-nhuc-ben-trong-la-trieu-chung-cua-roi-loan-ong-Eustachian

Tai bị đau nhức bên trong là triệu chứng của rối loạn ống Eustachian

Cách chữa tai bị đau nhức bên trong

Có rất nhiều phương pháp điều trị tai bị đau nhức. Người bệnh có thể sử dụng thuốc, dùng thảo dược hoặc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh để tình trạng đau nhức tai được cải thiện.

Sử dụng thuốc điều trị đau tai

Các thuốc điều trị tai bị đau nhức thường là thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh và giảm triệu chứng đau. Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm đều cho tác dụng trong trường hợp này.

  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp tai bị đau nhức do nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh là lựa chọn đầu tay trong điều trị. Dùng kháng sinh sẽ giúp vết viêm mau khô, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, từ đó điều trị nguyên nhân gây đau tai. Việc sử dụng loại kháng sinh nào phụ thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ và thể trạng của bệnh nhân.
  • Thuốc giảm đau: Khi tai bị đau nhức, việc sử dụng thuốc giảm đau như: Paracetamol hay ibuprofen là cần thiết. Các thuốc này chỉ sử dụng khi cơn đau xuất hiện. Bạn cũng cần tuân thủ thời gian cách nhau giữa hai liều liên tiếp để tránh gây độc cho gan, thận.
  • Thuốc chống viêm: Cơn đau nhức tai có thể đi kèm với viêm, sưng đỏ. Do đó, sử dụng kết hợp thêm thuốc chống viêm cũng phổ biến trong điều trị. Tuy nhiên, dùng thuốc kháng viêm lâu ngày sẽ gây nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ.

su-dung-thuoc-giup-giam-tinh-trang-lo-tai-bi-dau-nhuc-hieu-qua

Sử dụng thuốc giúp giảm đau nhức tai hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp giảm đau tai

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp chữa đau tai hiệu quả đáng kể. Đặc biệt là việc kiêng sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, thức ăn cứng và bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho tai. 

  • Không ăn thực phẩm cay hoặc nóng: Hơi cay nóng thường làm kích thích cả vùng tai, mũi, họng. Khi tai đang bị đau nhức, sự kích ứng đó sẽ khiến tình trạng đau nhức trở nên dữ dội và kéo dài hơn.
  • Không ăn đồ quá cứng: Sử dụng thức ăn quá cứng, dùng lực nhiều khi nhai thì sẽ khiến tai rung chuyển mạnh, làm cho tai đau buốt, khó chịu hơn. 
  • Ăn thức ăn chứa nhiều magie, kali, vitamin A, C, E tốt cho tai như:  Khoai tây, cà chua, sữa, nho khô, bông cải xanh, cà rốt. Các trái cây như: Cam, quýt, chuối, bưởi cũng tốt cho tai. Các thực phẩm này sẽ giúp tăng cường sức khỏe đôi tai, tăng cường thính lực, tăng sức đề kháng. Từ đó giúp tình trạng viêm nhiễm, đau nhức tai cải thiện đáng kể.

Sử dụng thảo dược điều trị tai bị đau nhức bên trong

Tai bị đau nhức ở bên trong là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần tìm cách điều trị sớm. Song song với việc dùng thuốc để giảm triệu chứng đau nhức, bạn có thể lựa chọn các thảo dược để triệu chứng này sớm cải thiện.

Cây cối xay là thảo dược được đông y tin dùng qua nhiều thế hệ nhờ tác dụng kháng khuẩn ở tai. Nhờ đó, thảo dược này giúp điều trị được nguyên nhân gây đau tai. Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Ấn Độ còn cho thấy, hoạt chất có trong cây cối xay mang đến tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương thuốc diclofenac. Qua đó có thể thấy, sử dụng cây cối xay vừa giúp giảm triệu chứng đau, vừa điều trị nguồn gốc của tình trạng đau nhức tai.

Sản phẩm còn có sự kết hợp của nhiều dược liệu khác như: Đan sâm, thục địa, cốt toái bổ, câu kỷ tử,... sẽ vừa cho tác dụng kháng khuẩn, vừa tăng cường tuần hoàn máu, bổ thận. Từ đó giúp tăng cường sức khỏe đôi tai, giảm các triệu chứng đau nhức bên trong tai tốt hơn.

Sản phẩm này đã có mặt gần 10 năm trên thị trường, được chuyên gia đánh giá cao và nhiều người mắc bệnh viêm tai sử dụng cho thấy hiệu quả tích cực.

nhieu-loai-thao-duoc-co-tac-dung-giam-dau-nhuc-tai-ro-ret

Nhiều loại thảo dược có tác dụng giảm đau nhức tai rõ rệt 

Tai bị đau nhức bên trong gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Bài viết trên đây đã cho bạn những kiến thức về các bệnh lý gây nên tình trạng đau tai và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Nếu các thắc mắc của bạn vẫn chưa được giải đáp, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ tư vấn một cách chi tiết hơn.

Xem thêm: Cách chữa đau tai khi nhai nhiệu quả tại nhà

Nguồn tham khảo:

1.https://www.healthline.com/health/earache#causes

2.https://www.webmd.com/cold-and-flu/ear-infection/ear-bleeding-causes

3.https://www.southerncross.co.nz/group/medical-library/earache-causes-treatment