Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngoài điều trị bằng thuốc hoặc thảo dược, chế độ ăn có thể hỗ trợ giảm viêm và tiêu sưng cho tai bị tổn thương. Vậy khi bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Những thực phẩm người bị viêm tai giữa nên kiêng
Rất nhiều người bị viêm tai giữa quan tâm đến vấn đề viêm tai giữa kiêng ăn gì. Theo bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn uống hàng ngày góp phần không nhỏ đến kết quả điều trị viêm tai giữa. Hơn nữa, việc nắm rõ những thực phẩm cần kiêng cữ không chỉ giúp bệnh nhanh khỏi mà còn ngăn ngừa nguy cơ bị điếc tai hoặc suy giảm thính lực.
Người bị viêm tai giữa cần kiêng những thực phẩm nào?
Bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì? Có 5 nhóm thực phẩm người bị viêm tai giữa cần kiêng, đó là:
Nhóm thực phẩm nhiều đường
Một trong những thực phẩm người bị viêm tai giữa nên kiêng là đường. Người bị viêm tai giữa ăn quá nhiều đường sẽ khiến tai sinh ra chất nhầy nhiều hơn. Điều này cản trở khả năng nghe cũng như làm đau nhức tai.
Do đó, nếu đang bị viêm tai giữa, bạn không nên sử dụng các thực phẩm quá nhiều đường như: Bánh ngọt, kem, thức uống đóng chai, nước ép trái cây,... Hạn chế ăn nhóm thực phẩm nhiều đường sẽ cải thiện tình trạng sưng viêm ở tai và giảm thiểu nguy cơ biến chứng bị viêm tai giữa.
Nhóm gây viêm tai giữa
Xếp thứ hai trong danh sách các nhóm thực phẩm người bị viêm tai giữa nên kiêng là thực phẩm có khả năng gây viêm. Các thực phẩm này gồm có:
- Các loại dầu thực vật.
- Đường tinh luyện và các chất tạo ngọt nhân tạo.
- Các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, kem tươi, bơ, váng sữa,...)
- Thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
- Chất kích thích (rượu, bia, thức uống chứa cồn,...)
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột (xôi, gạo nếp, bánh chưng, bột nếp,...)
- Hải sản (tôm, cua,...)
Hải sản - Nhóm thực phẩm kích thích phản ứng viêm mạnh mẽ
Các nhóm thực phẩm kể trên có chứa thành phần kích thích phản ứng viêm hoặc chất gây viêm, khiến mủ trong tai giữa nhiều hơn. Nếu người bệnh ăn nhiều những thực phẩm này có thể gây đau đớn và khiến tình trạng bệnh diễn tiến nặng thêm.
Nhóm thực phẩm cứng, dai, dính
Nhóm thực phẩm tiếp theo người bị viêm tai giữa nên kiêng là đồ ăn cứng, quá dai hoặc gây dính khiến bạn phải nhai nhiều. Khi đó, bắt buộc xương hàm phải hoạt động liên tục ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tai giữa.
Nếu người bệnh ăn các loại thực phẩm này thường xuyên có thể khiến viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa mạn tính và kéo dài thời gian hồi phục.
Các loại thực phẩm phải nhai nhiều, cứng và gây dính như kẹo cao su, các loại hạt, caramen, bỏng ngô, bánh pizza đế dày,... bạn cũng cần phải kiêng trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa.
Nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhanh, cay nóng chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe nói chung và người bị viêm tai giữa nói riêng. Những loại thực phẩm này sẽ làm tai bị đau và lâu phục hồi hơn. Ngoài ra, thức ăn cay nóng còn làm người bệnh bị ù tai, nghe kém, đau nhức tai, thậm chí chảy dịch ra ngoài. Đây là nguyên nhân vì sao bạn cần kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ khi bị viêm tai giữa.
Thức ăn nhanh không tốt cho người bị viêm tai giữa
Nhóm thực phẩm gây dị ứng
Dù có tiền sử bị dị ứng với các thực phẩm như: Trứng, tôm, cua, đậu nành, ngô, lạc, lúa mì, đậu tương, cá, sữa bò hay không thì bạn vẫn cần kiêng chúng nếu đang bị viêm tai giữa.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thực phẩm này có thể gây dị ứng đến 90%. Do đó, người bị viêm tai giữa cần tránh nhóm thực phẩm gây dị ứng này để tình trạng viêm tai giữa không nặng thêm.
Dược sĩ hướng dẫn cách chăm sóc tai khi bị viêm tai giữa
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm tai giữa là do ống tai giữa bị tổn thương và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có hại xâm nhập. Kết hợp với chế độ ăn uống, vệ sinh tai hàng ngày là điều cần thiết khi bị viêm tai giữa. Dưới đây là một số cách chăm sóc tai khi bị viêm tai giữa để tiêu diệt vi khuẩn trong tai:
Vệ sinh tai ngoài sạch sẽ
Sử dụng khăn mềm đã được làm ẩm, bắt đầu lau nhẹ nhàng bên ngoài vành tai và xung quanh tai để loại bỏ bụi bẩn hoặc dịch mủ từ tai giữa chảy ra. Sau đó, bạn xoắn nhẹ góc khăn, lau ống tai ngoài nhằm loại bỏ dịch tiết và phần da chết trên tai.
Lưu ý: Bạn nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh dùng lực mạnh. Không nên chọc ngoáy sâu bên trong tai vì có thể làm chảy máu và đau rát khi tai đang bị tổn thương.
Nên sử dụng loại khăn mềm và ẩm để lau tai
Rửa tai bằng nước muối sinh lý
Tiếp theo đó, bạn có thể rửa tai bằng nước muối sinh lý. Bạn nên chọn loại nước muối sinh lý (Natri Clorid) nồng độ 0.9%. Nước muối có tác dụng làm mềm niêm mạc và dịch tiết bên trong ống tai rất tốt. Bạn thao tác như sau:
- Nghiêng nhẹ đầu, sau đó nhỏ từ 3 đến 4 giọt nước muối sinh lý vào tai. Day nhẹ để dung dịch thấm vào bên trong.
- Sau vài giây, bạn nghiêng đầu để dung dịch chảy ra bên ngoài. Cuối cùng, dùng loại tăm bông mềm để thấm hút phần dịch thừa và vảy bong chảy ra bên ngoài.
Dùng nước muối sinh lý để làm sạch bên trong tai
Kết hợp vệ sinh cả tai - mũi - họng
Tai - mũi - họng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu mũi và họng được vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn có thể thúc đẩy ống tai đẩy dịch và mủ ứ đọng bên trong ra ngoài. Vì thế, để bệnh viêm tai giữa cấp tính cải thiện và hồi phục nhanh hơn, bạn có thể vệ sinh tai mũi họng cùng lúc giúp tăng cường hiệu quả giảm viêm, tiêu sưng.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 lần mỗi ngày để ngăn chặn nhiễm trùng lây sang cổ họng.
- Uống nhiều nước để tăng cường dẫn lưu và làm lỏng dịch ứ vùng tai bị viêm nhiễm.
- Sử dụng thuốc nhỏ mũi để làm thông lỗ vòi nhĩ bị tắc ở người bị viêm tai giữa.
Ngoài ra, bạn cần xì mũi đúng cách. Cách làm như sau: Bịt một bên lỗ mũi và xì một hơi thật mạnh để loại bỏ dịch tiết hoàn toàn. Thực hiện tương tự với bên còn lại để loại bỏ dịch ứ đọng bên trong mũi.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh tai sạch sẽ thì người bị viêm tai giữa nên sử dụng thêm sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Một trong số sản phẩm điển hình hiện nay là sản phẩm có chứa cây cối xay.
Từ xa xưa, cây cối xay đã được sử dụng để cải thiện viêm tai giữa cho thấy hiệu quả tốt. Ngày nay, nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, thảo dược này chứa hoạt chất chống viêm tương đương thuốc điều trị tiêu chuẩn. Nhờ đó, việc sử dụng cây cối xay sẽ giúp giảm viêm nhiễm ở tai hiệu quả.
Để có hiệu quả cao, an toàn khi sử dụng, người bệnh nên tìm đến sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay được bào chế ở dạng viên nén. Sản phẩm không chỉ giúp chống viêm, giảm đau mà còn chứa nhiều thảo dược có tác dụng tăng cường thính lực, phòng ngừa điếc tai, nghe kém do viêm tai giữa hiệu quả.
Viêm tai giữa kiêng ăn gì và chăm sóc như thế nào đã được chúng tôi giải thích tường tận và rõ ràng. Mong rằng tình trạng viêm tai giữa của bạn sẽ hồi phục một cách nhanh chóng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy để lại comment bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.bootshearingcare.com/hearing-lifestyle/best-foods-for-hearing-health/
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/otitis-media
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ear-infections/symptoms-causes/syc-20351616