Bạn cảm thấy lo lắng về triệu chứng tai bị chảy nước trong? Tình trạng này kéo dài khiến bạn khó chịu, đau nhức. Tai bị chảy nước trong không phải bệnh mà thường là triệu chứng trong cơ thể bạn không thể xem thường.
Tai bị chảy nước trong là bị bệnh gì?
Lỗ tai bị chảy nước và ngứa là triệu chứng của một số bệnh mà bạn đang gặp phải như viêm tai giữa, chấn thương, viêm tai ngoài…
- Viêm tai giữa: Hay còn gọi nhiễm trùng tai giữa là nguyên nhân phổ biến khiến tai bị chảy nước, chảy dịch. Tai giữa là phần phía sau màng nhĩ, có chức năng truyền tải âm thanh từ bên ngoài vào trong. Khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập, chúng sẽ làm nhiễm trùng tai giữa. Đồng thời khiến dịch tích tụ sau màng nhĩ. Khi dịch tích tụ quá nhiều có thể gây thủng màng nhĩ và làm dịch chảy ra ngoài.
- Chấn thương: Tai bị chấn thương xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể do bạn đưa tăm bông quá sâu khi ráy tai hoặc sự gia tăng áp suất lúc đi máy bay, lặn biển. Những trường hợp này tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến màng nhĩ bị rách. Bên cạnh những trường hợp trên, tai còn bị chấn thương do tiếng ồn lớn. Những âm thanh với cường độ cao có thể làm thủng màng nhĩ. Tuy nhiên, trường hợp này lại không quá phổ biến.
- Viêm tai ngoài: Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm tai ngoài. Khi đi bơi, nước có thể đọng lại trong tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Đồng thời, độ ẩm cao có thể phá vỡ cấu trúc da trong tai, giúp cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây nhiễm trùng.
- U nang da: Đây là một khối u da bất thường, nhưng không phải ung thư. Khối u thường phát triển ở phần giữa của tai, phía sau màng nhĩ. Khi khối u phát triển, nó có thể phá hủy xương tai giữa. Điều này ảnh hưởng đến thính giác cũng như các chức năng của cơ mặt. Người bị u nang da sẽ gặp một số triệu chứng như đau nhức, tai bị chảy mủ và có mùi hôi, cảm thấy áp lực trong tai.
- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân ít phổ biến có thể làm tai bị chảy nước trong như viêm tai ngoài ác tính (biến chứng của viêm tai ngoài), gây tổn thương cho sụn và xương hoặc viêm tai xương chũm làm nhiễm trùng phần xương chũm.
Viêm tai giữa là nguyên nhân phổ biến khiến tai bị chảy nước
Cách điều trị tai bị chảy nước trong
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà cách chữa chảy nước trong tai sẽ khác nhau. Trong một số trường hợp nhẹ, bạn không cần nhờ đến các liệu pháp điều trị và tai có thể tự phục hồi sau đó vài tuần. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, cần phải can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Sử dụng thuốc tây chữa tai chảy nước
Sử dụng thuốc tây, cụ thể bằng kháng sinh là phương pháp điều trị được áp dụng khá phổ biến. Khi lỗ tai bị chảy nước trong, đặc biệt là do viêm tai giữa, bạn có thể sử dụng kháng sinh tại chỗ (thuốc nhỏ tai) kết hợp với kháng sinh đường uống.
Kháng sinh điều trị viêm tai giữa sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhờ tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, kháng sinh có thể phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm lan đến não hay vùng xương quanh tai. Thông thường, sau 2-3 ngày dùng kháng sinh thì tai của bạn sẽ dễ chịu hơn.
Một số loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm tai giữa như: Azithromycin, Amoxicillin, kháng sinh tại chỗ Quinolon. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm tai giữa
Sử dụng sản phẩm thảo dược giảm viêm nhiễm tai
Từ lâu, ông cha ta đã dùng các vị thuốc nhân gian để chữa tai bị chảy nước trong cực kỳ hiệu quả. Cho đến nay, phương pháp này vẫn đang được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao.
Không những thế, các vị thuốc này hiện đã được tổng hợp lại trong các sản phẩm thảo dược. Điều này cho phép quá trình điều trị diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng. Một số loại thảo dược có tác dụng điều trị tai chảy nước trong như:
- Cây cối xay: Không chỉ trong đông y mà cả tây y cũng đã công nhận cây cối xay có tác dụng điều trị các triệu chứng tai chảy nước, ù tai, đau tai do viêm nhiễm gây ra. Một nghiên cứu khoa học tại Ấn Độ cũng đã chứng minh, cây cối xay có tác dụng kháng viêm, giảm đau tương đương thuốc Diclofenac. Ngoài ra, cây cối xay còn có tác dụng chữa suy giảm thính lực, nghe kém và một số bệnh liên quan đến tai.
- Cẩu tích: Giống như cây cối xay, cẩu tích có tác dụng chống viêm mạnh, đặc biệt là viêm ở giai đoạn cấp tính. Khi tai có triệu chứng đau nhức do viêm nhiễm, bạn có thể sử dụng cẩu tích để giúp giảm đau.
- Đan sâm: Có tác dụng giảm đau do viêm nhiễm gây ra, thúc đẩy lưu thông máu.
Cây cối xay có tác dụng kháng viêm, giảm đau tương đương Diclofenac
Phẫu thuật cải thiện tình trạng chảy nước trong tai
Phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp màng nhĩ bị thủng một lỗ quá lớn, không có khả năng tự phục hồi hoặc bệnh nhân bị viêm tai mãn tính. Việc điều trị nội khoa không có hiệu quả thì cần phải tiến hành tiểu phẫu vá màng nhĩ.
Để vá màng nhĩ, bác sĩ sẽ sử dụng một mẫu mô nhỏ từ vỏ sợi cơ hoặc các tĩnh mạch của bệnh nhân để ghép vào màng nhĩ. Trước đây, quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra từ 2-3 tiếng. Nhưng với sự phát triển của y khoa, kỹ thuật vá màng nhĩ nội soi đã rút ngắn thời gian hơn trước đây rất nhiều.
Sử dụng phương pháp phẫu thuật khi màng nhĩ thủng một lỗ quá lớn, không thể tự phục hồi
Cách phòng ngừa tai bị chảy nước trong
Để phòng ngừa tai chảy nước trong, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Nếu phải làm việc ở trong những khu vực có tiếng ồn quá lớn, hãy sử dụng nút bịt tai để bảo vệ màng nhĩ.
- Sau khi bơi, hãy cố gắng làm khô tai để ngăn chặn viêm tai ngoài. Đồng thời, hãy thực hiện thao tác quay đầu sang từng bên một để nước chảy hết ra ngoài.
- Không nên đưa những vật lạ vào tai để tránh làm thủng màng nhĩ.
Tai bị chảy nước trong là triệu chứng của một số bệnh như viêm tai giữa, viêm tai ngoài, thủng màng nhĩ… Những bệnh lý này có thể tự hết hoặc cần phải can thiệp bằng phương pháp điều trị nội khoa, sử dụng thảo dược hay phẫu thuật.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong cuộc sống do tai bị chảy mủ, chảy nước, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc để lại bình luận để được hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/ear-discharge#prevention
https://www.verywellhealth.com/ear-drainage-causes-and-treatment-1191911