Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là trẻ nhỏ. Theo thống kê, có đến 80% trẻ em bị viêm tai giữa trước 3 tuổi. Đặc biệt, 80% - 90% trẻ em bị viêm tai giữa tràn dịch trước độ tuổi đi học. Nếu không được phát hiện kịp thời, viêm tai giữa có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như nghe kém, mất thính lực, thủng màng nhĩ… Nhận biết sớm các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sẽ giúp mẹ có hướng điều trị kịp thời cho con.

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ mẹ không thể bỏ qua

Khi bị viêm tai giữa, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Chính vì thế, phát hiện càng sớm sẽ giúp cho việc điều trị dễ dàng, thuận tiện hơn. Một số biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị viêm tai giữa bao gồm: 

  • Sốt: Trẻ bị viêm tai giữa thường có dấu hiệu sốt, nhiều trường hợp sốt cao hơn 39 độ C. Theo bác sĩ, sốt là khi hệ thống miễn dịch sinh ra các tế bào bạch cầu nhiều hơn mức bình thường. Sự gia tăng đột ngột các tế bào bạch cầu sẽ gây sốt.
  • Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ: Khóc là biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh cho đến 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ khóc cũng là hiện tượng bình thường. Đó có thể là do cơ thể của trẻ đang gặp một số vấn đề, cụ thể ở đây là bệnh viêm tai giữa.
  • Trẻ có thói quen kéo vành tai: Khi bị viêm tai giữa, trẻ sẽ có thói quen dùng tay kéo vành tai. Lúc này, vùng da xung quanh tai sẽ đỏ lên. Đây là một trong những dấu hiệu giúp bạn dễ nhận biết trẻ đang gặp vấn đề về tai.
  • Chán ăn hoặc bỏ ăn: Nhiễm trùng tai khiến cơ thể của trẻ mất đi một lượng lớn vitamin và khoáng chất, từ đó dẫn đến biếng ăn. Đồng thời, khi bị viêm tai giữa, tình trạng đau nhức, khó chịu sẽ làm trẻ chán ăn hoặc bỏ ăn.
  • Tiêu chảy: Chúng ta thường có suy nghĩ trẻ bị tiêu chảy là do thức ăn kém vệ sinh, bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Tuy nhiên, viêm tai giữa cũng có thể làm trẻ bị tiêu chảy kèm suy dinh dưỡng. Thông thường, tiêu chảy do viêm tai giữa thường kèm sốt và quấy khóc ở trẻ. 
  • Tai bị chảy dịch: Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào tai giữa gây nhiễm trùng tai và làm dịch tích tụ sau màng nhĩ. Nếu như dịch quá nhiều có thể gây thủng màng nhĩ và chảy ra ngoài. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, dịch chảy ra có thể là dịch trong, dịch nhầy hoặc dịch mủ, đôi khi có lẫn máu.
  • Phản ứng âm thanh kém: Các xương con trong tai có nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong. Tuy nhiên, ở trẻ bị viêm tai giữa, dịch tích tụ trong hòm nhĩ sẽ làm ảnh hưởng đến sự rung động của xương con. Điều này khiến âm thanh truyền không hiệu quả, làm trẻ phản ứng chậm với âm thanh. 
  • Đau tai, đau đầu ở trẻ: Trường hợp này thường xảy ra ở những trẻ lớn, khi đã có khả năng nhận thức về bệnh. Trẻ sẽ báo cho các mẹ biết đang gặp tình trạng đau tai, đau đầu.

sot-quay-khoc-tieu-chay-tai-chay-dich-la-nhung-trieu-chung-viem-tai-giua-o-tre

Sốt, quấy khóc, tiêu chảy, tai chảy dịch… là những triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ

Cách giảm triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, các mẹ cũng không được quá chủ quan. Viêm tai giữa cũng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ như suy giảm thính lực, thủng màng nhĩ hoặc tệ hơn là điếc tai.

Các mẹ có thể sử dụng thuốc tây, các phương pháp dân gian hay sản phẩm thảo dược để điều trị viêm tai giữa cho trẻ.

Dùng thuốc trị viêm tai giữa

Dùng thuốc (hay còn gọi điều trị nội khoa) là phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị viêm tai giữa cho trẻ. 

Các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm tai giữa như: Kháng sinh Augmentin, kháng sinh Cephalosporin thế hệ I, II, III, kháng sinh Amoxicillin,... Đồng thời, các mẹ có thể sử dụng kháng sinh tại chỗ (thuốc nhỏ tai) để đẩy nhanh quá trình điều trị.

Tuy nhiên, điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh cần phải được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Vì nếu lạm dụng kháng sinh ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan, thận hoặc khiến trẻ bị tiêu chảy, buồn nôn…

thuoc-khang-sinh-co-tac-dung-dieu-tri-viem-tai-giua-o-tre

Thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Sử dụng mẹo dân gian trị viêm tai giữa

Trước khi y học hiện đại phát triển, ông bà ta thường có nhiều phương pháp chữa viêm tai giữa khác nhau và cho hiệu quả cao. Đến nay, phương pháp này vẫn được nhiều mẹ áp dụng để chữa viêm tai giữa cho trẻ

Một trong số đó là sử dụng phèn chua. Bởi phèn chua có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa, làm lành vết loét do viêm tai giữa gây ra. 

Nguyên liệu: 

  • 50g ngũ bội tử
  • 50g phèn chua
  • Nước muối sinh lý
  • Tăm bông
  • Giấy trắng

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn nung phèn chua cho đến khi chúng tan ra và hòa quyện với ngũ bội tử.
  • Sau đó, bạn đem hỗn hợp từ hai nguyên liệu trên nghiền nát thành bột. 
  • Lấy tăm bông đã nhúng nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho trẻ.
  • Cho trẻ nằm nghiêng, sử dụng một tờ giấy trắng cuộn thành hình điếu thuốc.
  • Cho một lượng bột bằng hạt đậu xanh vào ống giấy và thổi vào tai bị viêm.
  • Bạn cần thực hiện 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp để trẻ mau hết bệnh.

*Lưu ý: Bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ không nên tự ý sử dụng cho con mà cần xin ý kiến của thầy thuốc.

phen-chua-la-phuong-phap-dan-gian-co-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-viem-tai-giua-rat-tot

Phèn chua là phương pháp dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai giữa rất tốt

Dùng sản phẩm thảo dược giảm viêm tai giữa

Theo đông y, nhiều loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai giữa rất hiệu quả, tiêu biểu nhất là cây cối xay. Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Ấn Độ đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ cây cối xay có tác dụng tương đương loại thuốc chống viêm, giảm đau Diclofenac.

Bên cạnh cây cối xay, chúng ta còn có một số loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa như vảy ốc, đan sâm, câu kỷ tử,... 

May mắn là hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm chứa thành phần từ những loại thảo dược kể trên. Sản phẩm có thành phần tự nhiên, được nghiên cứu kỹ lưỡng và sản xuất trên dây chuyền hiện đại nên an toàn đối với trẻ nhỏ. 

san-pham-thao-duoc-co-thanh-phan-tu-cay-coi-xay-cau-ky-tu-dan-sam-co-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-viem-tai-giua-o-tre

Sản phẩm thảo dược có thành phần từ cây cối xay, câu kỷ tử, đan sâm… có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ có thể là sốt, biếng ăn, tiêu chảy, tai chảy dịch… Nếu con bạn đang gặp phải những tình trạng này, hãy đưa bé đến bác sĩ để được khám kịp thời.

Nếu bạn còn thắc mắc về dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời, chính xác.

Link tham khảo: 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470332/

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=otitis-media-middle-ear-infection-90-P02057

https://www.uptodate.com/contents/ear-infections-otitis-media-in-children-beyond-the-basics