Viêm tai giữa là bệnh phổ biến, có thể xuất hiện cả ở người lớn và nhiều hơn ở trẻ nhỏ. Viêm tai giữa có tự khỏi được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu ngay câu trả lời trong nội dung bài viết sau. 

Bệnh lý viêm tai giữa có tự khỏi được không?

Bệnh viêm tai giữa rất dễ khởi phát sau khi bạn gặp các vấn đề như cảm cúm, dị ứng. Vào những lúc này, các loại vi khuẩn, virus thường xuất hiện làm tắc nghẽn hay sưng phần vòi nhĩ. Vi khuẩn có thể di chuyển từ cổ họng vào tai giữa làm phát sinh tình trạng viêm nhiễm.

Vậy bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không? Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, bệnh chỉ có thể tự khỏi khi tình trạng viêm nhiễm đã được khắc phục hoàn toàn. Đối với những người hệ miễn dịch tốt, các triệu chứng của bệnh có thể dần cải thiện sau 3 - 5 ngày dù không điều trị. 

Tuy nhiên, đa phần các trường hợp mắc viêm tai giữa sẽ rất khó phục hồi nếu không có sự can thiệp đúng cách. Đối với trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành hút mủ, làm sạch vòi nhĩ, ống tai. Trường hợp nặng hơn có thể sẽ phải tiêm kháng sinh hoặc can thiệp phẫu thuật để loại bỏ mủ trong tai.

Viêm tai giữa một số trường hợp có thể tự khỏi, nhưng nếu người bệnh chủ quan, không thăm khám và điều trị đúng cách từ sớm thì bệnh dễ tăng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Thủng màng nhĩ, suy giảm thính lực: Viêm tai giữa có thể tái đi tái lại nhiều lần khiến màng nhĩ bị thủng, làm xơ cứng tai giữa, gây suy giảm thính lực. Đặc biệt, nhiều trường hợp sử dụng không đúng thuốc còn có thể làm suy giảm chức năng của các dây thần kinh trong tai, khiến bệnh nặng hơn.
  • Ù tai, nghe kém: Viêm tai giữa kéo dài khiến mủ nhầy tích tụ. Mủ nhầy làm cản trở sự dẫn truyền âm thanh từ tai ngoài vào trong. Điều này khiến thính lực người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Ù tai, nghe kém là những triệu chứng rất dễ gặp ở người bị viêm tai giữa mạn tính.
  • Hoại tử các phần trong tai giữa, viêm tai trong: Viêm tai giữa mạn tính có thể gây hoại tử các phần trong tai giữa như xương con và gây viêm tai trong. Từ đó khiến người bệnh bị điếc hoàn toàn không thể hồi phục, gây cảm giác chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng, liệt dây thần kinh VII, người bệnh bị mất cảm giác và liệt mặt. 
  • Viêm xương chũm: Viêm tai giữa khi biến chứng thành viêm xương chũm sẽ khiến tình trạng viêm tai tái đi tái lại nhiều lần, không thể điều trị khỏi. Xương chũm bị thủng ra ngoài, rò dịch, mủ viêm sau tai gọi là viêm xương chũm xuất ngoại.
  • Các biến chứng nguy hiểm khác: Viêm não - màng não, áp xe não gây tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề như liệt mặt, chậm phát triển. Viêm tĩnh mạch bên gây tắc tĩnh mạch, làm nhiễm trùng huyết, tăng khả năng tử vong.

viem-tai-giua-khong-duoc-dieu-tri-som-co-the-gay-diec-tai

Viêm tai giữa nếu không điều trị từ sớm có thể gây điếc tai

Người mắc bệnh viêm tai giữa cần lưu ý điều gì?

Bệnh viêm tai giữa có thể phát sinh những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được thăm khám kịp thời và điều trị đúng cách. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, khi bị viêm tai giữa, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau: 

Thăm khám và phát hiện sớm viêm tai giữa

Trong bệnh viêm tai giữa, phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế được tình trạng nhiễm trùng lan rộng và tiến triển tăng nặng.

Ngay khi xuất hiện các biểu hiện như đau tai, tai chảy dịch, nghe kém… Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng cùng việc thăm khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Một số xét nghiệm cận lâm sàng cũng có thể được thực hiện như:

  • Đo thính lực đơn âm 
  • Kiểm tra phản xạ âm
  • Xét nghiệm dịch tai

Sau quá trình thăm khám, chẩn đoán và xác định mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng thể trạng sức khỏe của người bệnh.

nguoi-benh-nen-di-kham-som-khi-co-trieu-chung-viem-tai-giua

Người bệnh nên đi khám sớm khi có biểu hiện của viêm tai giữa

Tuân thủ phác đồ điều trị viêm tai giữa 

Cách trị viêm tai giữa dứt điểm, hiệu quả nhất chính là bạn cần nghiêm túc thực hiện theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Đối với bệnh lý này, các phản ứng trong tai thường sẽ diễn tiến rất nhanh và bạn không thể quan sát được. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan mà cần tuân thủ một số yêu cầu sau trong quá trình điều trị để đạt được kết quả tốt nhất: 

  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian mà bác sĩ chỉ định
  • Không tự ý thay đổi kế hoạch sử dụng thuốc 
  • Không tự ý ngưng thuốc khi thấy các triệu chứng bắt đầu giảm

Ngoài ra, ngay khi xuất hiện bất cứ vấn đề gì phát sinh trong quá trình điều trị, bạn cũng nên thông báo sớm cho bác sĩ để được xử lý và khắc phục, ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.

Bảo vệ thính giác với sản phẩm thảo dược

Bệnh viêm tai giữa có khỏi hẳn được không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Song song với việc tuân thủ theo phác đồ điều trị chuyên khoa, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên sử dụng kết hợp sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay để tình trạng viêm tai giữa được cải thiện, phòng ngừa các biến chứng như điếc tai, suy giảm thính lực.

Sản phẩm với thành phần chính từ cây cối xay được coi như một loại thuốc kháng sinh thực vật, đem lại hiệu quả kháng viêm rất tốt cho các trường hợp bị viêm tai giữa có mủ và không có mủ. Đặc biệt, một nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, hoạt chất trong cây cối xay có tác dụng tương đương với một loại thuốc chống viêm, giảm đau mạnh thường được áp dụng trong điều trị viêm tai giữa.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn bổ sung các loại thảo dược có chức năng bổ thận như: Câu kỷ tử, thục địa, cốt toái bổ, giúp tăng cường thính lực, phòng ngừa điếc tai, nghe kém theo thuyết y học cổ truyền “thận khai khiếu ra tai”, tức là chức năng thận kém khiến tai bị ù, nghe kém.

Ngoài ra, các loại thảo dược khác như: Kẽm, L-carnitine, đan sâm… có trong sản phẩm còn mang tới tác dụng hoạt huyết, tăng cường dưỡng chất, oxy nuôi thần kinh tai, giúp các tế bào và dây thần kinh ở tai luôn khỏe mạnh, từ đó cải thiện sức khỏe thính giác tốt hơn, phòng ngừa điếc tai, suy giảm thính lực do viêm tai giữa gây ra. 

cay-coi-xay-giup-ho-tro-dieu-tri-viem-tai-giua-rat-hieu-qua

Cây cối xay giúp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa rất hiệu quả

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi: Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Nếu bạn còn đang băn khoăn về vấn đề trên, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc và tư vấn tận tình. 

Nguồn tham khảo: 

https://familydoctor.org/condition/otitis-media-with-effusion/

https://coastalurgentcarebatonrouge.com/do-ear-infections-go-away-on-their-own-this-is-what-you-need-to-know/

https://hhma.org/can-an-ear-infection-go-away-on-its-own/