Ngứa tai là triệu chứng khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng ngứa tai lại gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người bệnh. Đồng thời, ngứa lỗ tai chính là dấu hiệu nhận biết tai của bạn đang gặp một số vấn đề. Vậy lỗ tai bị ngứa là triệu chứng của bệnh gì? Làm sao để chữa ngứa tai? Nếu bạn đang có những câu hỏi trên, hãy dành vài phút để tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Ngứa tai là bị gì?

Ngứa tai là tình trạng người mắc cảm thấy lỗ tai bị ngứa ngáy, khó chịu và đôi khi kèm theo đau nhức. Người mắc có thể ngứa tai phải hoặc ngứa tai trái, thậm chí cả hai tai. Tình trạng này có thể hết sau một vài ngày nhưng một số trường hợp sẽ kéo dài dai dẳng vài tuần hoặc vài tháng. 

Đối với nhiều người, ngứa tai là điềm báo cho một sự việc sắp diễn ra trong tương lai. Nhưng theo y học, ngứa tai chính là dấu hiệu cho thấy lỗ tai đang gặp vấn đề. Lỗ tai bị ngứa là triệu chứng của một số bệnh lý như viêm tai, bệnh da liễu, nấm tai,...

ngua-tai-la-tinh-trang-lo-tai-ngua-ngay-kho-chiu-va-doi-khi-kem-theo-dau-nhuc

Ngứa tai là tình trạng lỗ tai ngứa ngáy, khó chịu và đôi khi kèm theo đau nhức

Nguyên nhân gây ngứa tai

Đối với những trường hợp nhẹ, triệu chứng ngứa lỗ tai có thể hết sau một vài ngày. Tuy nhiên, khi ngứa lỗ tai liên tục trong nhiều tuần, thậm chí vài tháng thì bạn không nên xem thường. Đó là dấu hiệu cho thấy lỗ tai của bạn đang gặp vấn đề. 

  • Viêm tai ngoài: Là nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng ngứa tai. Khi nước hoặc ráy tai tích tụ lâu ngày bên trong ống tai sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài triệu chứng ngứa tai, viêm tai ngoài còn gây tình trạng mẩn đỏ, sưng tấy.  
  • Bệnh viêm tai giữa: Viêm tai giữa là tình trạng tai bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Khi bị viêm tai giữa, dịch chảy ra ống tai có thể làm viêm ống tai và kích ứng gây ngứa. Triệu chứng ngứa tai do viêm tai giữa cũng là dấu hiệu cho thấy quá trình nhiễm trùng đang tiến triển nhanh.  
  • Lỗ tai quá khô: Thông thường, lỗ tai của bạn sẽ tiết ra chất nhờn và ráy tai để bảo vệ ống tai. Tuy nhiên, khi bạn vệ sinh quá mức sẽ làm tai mất lớp màng ráy tai bảo vệ. Điều này làm da ống tai bị khô, sức đề kháng suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, kích ứng gây ngứa tai. Ngoài ra, ở nhiều người, khả năng tiết dịch của da ống tai khá yếu, không cung cấp đủ chất nhờn để duy trì độ ẩm, khiến tai bị khô và kích ứng gây ngứa.
  • Dị ứng thực phẩm: Triệu chứng ngứa lỗ tai cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân dị ứng thực phẩm. Người bệnh khi ăn các thực phẩm như sữa, bột mì, quả hạch, đậu nành, cá và hải sản có vỏ sẽ bị ngứa tai. Đối với nguyên nhân này, người bệnh không chỉ ngứa tai mà còn có thể ngứa trên khuôn mặt hoặc thậm chí là toàn bộ cơ thể.
  • Ráy tai tích tụ: Tai sinh ra ráy tai để bảo vệ và làm sạch tai. Ráy tai sẽ di chuyển ra ngoài một cách tự nhiên và mang theo các tế bào da chết, bụi bẩn… Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, ráy tai có thể bị “ùn ứ” bên trong lỗ tai. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ra triệu chứng ngứa tai, viêm nhiễm, ù tai
  • Bệnh chàm hoặc vảy nến: Bệnh da liễu như chàm, vẩy nến sẽ làm da bị phát ban đỏ, có những mảng bong tróc, ngứa ngáy. Bệnh có thể xảy ra trên các bộ phận của cơ thể như cánh tay hoặc bên trong lỗ tai của bạn.
  • Viêm mũi dị ứng: Các bệnh lý của tai, mũi, họng thường liên quan với nhau. Đó là lý do vì sao khi bị viêm mũi dị ứng có thể gây ra ngứa tai. Viêm mũi dị ứng thường xảy ra do các tác động từ môi trường như bụi bẩn, phấn hoa hoặc lông vật nuôi… 
  • Lỗ tai ứ đọng nước bẩn: Khi nước bẩn ứ đọng trong tai sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng. Lỗ tai bị viêm nhiễm sẽ rất ngứa ngáy, khó chịu kèm theo một số triệu chứng như tai chảy dịch, đau nhức, ù tai, nghe kém… Nguyên nhân này xuất hiện khá phổ biến ở những người thường xuyên đi bơi hoặc bơi ở những vùng nước bẩn như ao hồ, kênh rạch.

viem-tai-giua-la-nguyen-nhan-gay-ra-tinh-trang-ngua-tai

Viêm tai giữa là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa tai

Cách điều trị ngứa tai

Vậy khi ngứa tai phải làm sao? Theo các chuyên gia y tế, ngứa tai do nhiễm trùng, bệnh da liễu… thì người bệnh có thể sử dụng phương pháp điều trị nội khoa hoặc dùng các loại thảo dược thiên nhiên. Trong trường hợp lỗ tai bị ứ đọng nước bẩn hay ráy tai tích tụ, người bệnh có thể rửa tai bằng nước muối sinh lý. 

Điều trị ngứa tai bằng thuốc nội khoa

Khi điều trị ngứa tai, bác sĩ thường tập trung đến những bệnh mà tai đang gặp phải. Đối với trường hợp bệnh nhân bị viêm tai giữa, viêm tai ngoài, bệnh da liễu,... bác sĩ có thể chỉ định sử dụng những loại thuốc sau:

  • Thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da.
  • Thuốc mỡ giảm viêm steroid như kem Hydrocortisone 1% hoặc kem Betamethasone 0,1%.
  • Các loại thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa như Ciprodex, Hydrocortison, Ciprofloxacin 0.3%, Earex Plus,...
  • Các loại kháng sinh uống như: Amoxicillin, Augmentin, Azithromycin, Cephalosporin thế hệ I, II, III,...

su-dung-thuoc-mo-giam-viem-nhu-kem-hydrocortisone-1-co-tac-dung-cai-thien-ngua-tai

Thuốc mỡ giảm viêm steroid như kem Hydrocortisone 1% có tác dụng cải thiện ngứa tai

Dùng nước muối sinh lý giảm ngứa tai

Ráy tai tích tụ lâu ngày cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa tai. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai. Vì độ mặn trong nước muối có tác dụng làm tan ráy tai, giúp loại bỏ ráy tai một cách dễ dàng.

Cách thực hiện: 

  • Đầu tiên, bạn thấm nước muối sinh lý vào miếng bông gòn và nằm nghiêng đầu sang một bên.
  • Sau đó, bạn lấy bông gòn đã thấm nước muối nhỏ vào tai và dùng tay day nhẹ tai để nước muối thấm đều.
  • Để yên trong vài phút cho nước muối làm tan ráy tai.
  • Sau đó bạn nghiêng đầu sang hướng ngược lại để nước muối và ráy tai ra khỏi tai. 
  • Dùng tăm bông nhẹ nhàng lau sạch phần nước muối còn đọng lại và ráy tai. 
  • Bạn có thể vệ sinh tai còn lại với quy trình tương tự.

Ngoài nước muối sinh lý, bạn cũng có thể sử dụng dầu oliu, dầu cho em bé, dầu khoáng… Những loại dầu này cũng có tác dụng làm mềm ráy tai và không gây khó chịu.

Sử dụng thảo dược giảm ngứa tai

Khi y học hiện đại chưa phát triển, ông cha ta thường sử dụng những loại thảo dược thiên nhiên để điều trị ngứa tai cũng như các bệnh về tai. Cho đến nay, phương pháp điều trị bằng thảo dược vẫn được nhiều người ưa chuộng và mang lại hiệu quả cao. 

Trong đông y, một số loại thảo dược có tác dụng điều trị ngứa tai và các bệnh về tai như:

  • Cây cối xay: Đây là loại thảo dược chứa hợp chất có công dụng kháng viêm mạnh. Nhờ đó, cây cối xay có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai giữa, viêm tai ngoài, từ đó cải thiện triệu chứng ngứa tai. Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, trong cây cối xay chứa thành phần có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương thuốc diclofenac nên giúp cải thiện viêm nhiễm tai - một trong những nguyên nhân chính gây ngứa tai hiệu quả.
  • Cẩu tích: Có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp cải thiện tình trạng ngứa tai do viêm nhiễm gây ra.
  • Câu kỷ tử: Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm,  từ đó hạn chế những nguyên nhân gây ngứa tai.

Để có hiệu quả cao và tiện lợi trong quá trình sử dụng, bạn nên sử dụng sản phẩm chứa những thành phần thảo dược kể trên. Ngoài các thảo dược trên, sản phẩm còn chứa một số thành phần có tác dụng hỗ trợ điều trị ngứa tai như vảy ốc, đan sâm, thục địa, kẽm…

cac-loai-thao-duoc-nhu-cay-coi-xay-cau-tich-cau-ky-tu-co-tac-dung-dieu-tri-ngua-tai

Các loại thảo dược như cây cối xay, cẩu tích, câu kỷ tử có tác dụng điều trị ngứa tai

Làm sao để phòng ngừa ngứa tai?

Sai lầm từ những thói quen hàng ngày có thể làm tai bị viêm nhiễm, ngứa ngáy. Để phòng ngừa ngứa tai, viêm nhiễm, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không nên lấy ráy tai bằng các vật dụng như tăm bông, kẹp nhíp… Vì những dụng cụ này không thể lấy sạch ráy tai mà còn đẩy ráy tai sâu vào bên trong, gây nhiễm trùng. Thay vào đó, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa để làm sạch ráy tai hay sử dụng nước muối sinh lý.
  • Đối với những người thường xuyên đi bơi, nên sử dụng nút bịt tai để hạn chế nước lọt vào tai. Sau khi bơi hãy dùng khăn sạch lau khô vành tai, sử dụng dung dịch để làm khô nước đọng bên trong ống tai.

Ngứa tai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, ráy tai tích tụ, bệnh da liễu… Theo chuyên gia, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để hỗ trợ điều trị ngứa tai, từ phương pháp tây y như sử dụng thuốc kháng sinh, vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý cho đến đông y như dùng sản phẩm thảo dược. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang có câu hỏi về triệu chứng ngứa tai để được giải đáp. 

Link tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/itchy-ear#prevention

https://www.webmd.com/cold-and-flu/ear-infection/why-do-my-ears-itch

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324671#summary