Viêm tai giữa là tình trạng tai bị chảy mủ kéo dài, kèm theo các triệu chứng ù tai, nghe kém, đau nhức… Tùy thuộc vào từng trường hợp, phác đồ điều trị viêm tai giữa ở người lớn sẽ khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa.

Chẩn đoán viêm tai giữa

Để xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Từ đó đưa ra định hướng thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng để xác định nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của viêm tai giữa.

Chẩn đoán viêm tai giữa lâm sàng

Ở bước chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng cũng như triệu chứng của người bị viêm tai giữa. Mỗi mức độ nặng nhẹ sẽ cho những biểu hiện khác nhau.

  • Viêm tai giữa mạn tính nhầy: Người bệnh sẽ có tình trạng mủ tai chảy thành từng đợt. Mủ chảy ra nhầy, có độ dính và không thấy mùi hôi. Trong giai đoạn này, người bệnh chưa có dấu hiệu suy giảm thính lực.
  • Viêm tai giữa mạn tính mủ: Tình trạng chảy mủ tai kéo dài, mủ đặc và có mùi hôi. Sức nghe bắt đầu suy giảm và chuyển biến nặng theo thời gian kèm với tình trạng đau nửa đầu ở bên có tai bị viêm.
  • Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm: Biểu hiện người bệnh bắt đầu suy nhược cơ thể, gầy gò, biếng ăn, khó ngủ kèm theo sốt cao. Ở trẻ em còn xuất hiện rối loạn tiêu hóa, sốt cao, co giật. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị đau tai dữ dội. Đặc biệt là đau sâu trong tai, phía sau vùng xương chũm và có thể lan ra cả vùng thái dương. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt, ù tai.

tai-chay-mu-la-trieu-chung-pho-bien-o-benh-nhan-viem-tai-giua.jpg

Tai chảy mủ là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân viêm tai giữa 

Cận lâm sàng

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cũng như kỹ thuật y học cận lâm sàng để chẩn đoán, phát hiện và đánh giá tình trạng bệnh một cách chính xác. Từ đó đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân bị viêm tai giữa, bác sĩ sẽ thực hiện 4 xét nghiệm sau đây:

  • Soi tai: Kỹ thuật này sẽ giúp đánh giá mức độ viêm tai giữa dựa trên tình trạng tai chảy mủ kéo dài, đặc và có mùi hôi. Trong nhiều trường hợp viêm tai giữa có thể xuất hiện cholesteatoma. Cholesteatoma thường xuất hiện kèm với mủ trắng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên tình trạng màng nhĩ phồng hay xẹp lõm vào trong, bị thủng hoặc bờ lỗ thủng nham nhở, có polyp ở hòm nhĩ hay không.
  • Cấy dịch tai: Kỹ thuật này dùng để xác định vi khuẩn gây bệnh và đánh giá khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
  • Chụp CT xương chũm hoặc đầu: Dùng để xác định khả năng lây lan của viêm tai giữa ra những vùng lân cận.
  • Đo thính lực: Đánh giá sức nghe của bệnh nhân.

ky-thuat-soi-tai-giup-danh-gia-muc-do-nang-nhe-cua-benh-viem-tai-giua

Kỹ thuật soi tai giúp đánh giá mức độ nặng, nhẹ của bệnh viêm tai giữa

Phác đồ điều trị viêm tai giữa ở người lớn

Tuy theo mức độ nặng, nhẹ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, phẫu thuật. Theo đông y, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thảo dược có chứa thành phần điều trị viêm tai giữa

Sử dụng thuốc trị viêm tai giữa

Trong các phương pháp điều trị viêm tai giữa, kháng sinh uống là thuốc điều trị bệnh viêm tai giữa ở người lớn được sử dụng nhiều nhất. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là amoxicillin-clavulanate. Liều lượng là amoxicillin 875mg và clavulanate 125mg, uống 2 lần/ngày, từ 10-14 ngày.

Đối với những bệnh nhân dị ứng với penicillin thì có thể sử dụng những loại thuốc kháng sinh sau đây:

  • Levofloxacin 500mg/ngày và uống trong 7-10 ngày.
  • Moxifloxacin 400mg/ngày và uống trong 7-10 ngày.
  • Clindamycin 300 mg/ngày và uống trong 7-10 ngày.

Nếu việc điều trị bằng amoxicillin-clavulanate không hiệu quả thì bác sĩ sẽ kê những loại thuốc sau đây:

  • Cefdinir 300 mg, uống 2 lần/ngày hoặc 600mg 1 lần/ngày, trong 10 ngày.
  • Cefpodoxime 200mg, uống 2 lần/ngày, trong 10 ngày. 
  • Cefuroxime 500mg, uống 2 lần/ngày, trong 10 ngày.

thuoc-amoxicillin-duoc-su-dung-pho-bien-trong-phac-do-dieu-tri-viem-tai-giua-o-nguoi-lon

Thuốc Amoxicillin được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị viêm tai giữa ở người lớn

Phẫu thuật điều trị viêm tai giữa

Phương pháp phẫu thuật được áp dụng với những bệnh nhân bị viêm tai giữa mạn tính. Các phương pháp phẫu thuật có thể kể đến như:

  • Phẫu thuật vá màng nhĩ: Trong trường hợp màng nhĩ có vết rách, bác sĩ sẽ sử dụng gel hoặc một loại mô mỏng để dán vết rách lại. Tuy nhiên, nếu màng nhĩ thủng một lỗ quá lớn, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật tạo hình màng nhĩ. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một mẩu mô nhỏ từ các tĩnh mạch hoặc vỏ sợi cơ của bệnh nhân để ghép vá màng nhĩ.
  • Phẫu thuật tiệt căn xương chũm đơn thuần: Là phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ phần ngoài của xương chũm và làm sạch các tế bào trong xương chũm. Phương pháp này sẽ ngăn chặn các tổn thương ở tai nhưng cũng có thể làm suy giảm thính lực ở người bệnh.
  • Phẫu thuật xương chũm không hạ đường dây số VII: Phương pháp này với mục đích loại bỏ tế bào chũm, giữ thành sau ống tai và làm sạch cholesteatoma. Phương pháp phẫu thuật xương chũm không hạ đường dây số VII cho phép giữ nguyên cấu trúc thành ống tai, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra do phẫu thuật.

phuong-phap-phau-thuat-duoc-ap-dung-voi-nhung-benh-nhan-bi-viem-tai-giua-nang

Phương pháp phẫu thuật được áp dụng đối với những bệnh nhân bị viêm tai giữa nặng

Dùng thảo dược cải thiện viêm tai giữa

Theo đông y, nhiều loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai giữa rất tốt, tiêu biểu là cây cối xay. Một nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ cây cối xay có tác dụng tương đương diclofenac - Một loại thuốc không steroid giúp chống viêm, giảm đau, hạ sốt mạnh. 

3 cách chữa viêm tai giữa bằng cây cối xay mà bạn có thể sử dụng:

  • Cách 1: Nấu canh thịt lợn với 60g cây cối xay tươi, sử dụng món canh từ 2 - 3 lần mỗi tuần.
  • Cách 2: Sử dụng rễ cây cối xay, mộc hương cùng vọng giang nam, mỗi loại 60g, nấu chung với đuôi lợn.
  • Cách 3: Sử dụng 30g cây cối xay khô, đun trong ấm nước cho đến khi nước sắc còn 1 bát, chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.

Bài thuốc từ cây cối xay có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai giữa hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian để thực hiện những bài thuốc trên. Đồng thời, để tìm được cây cối xay ở khu vực thành phố không phải là điều dễ dàng.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần từ cây cối xay. Bệnh cạnh thành phần chính là cây cối xay, sản phẩm còn chứa các loại thảo dược có tác dụng chữa viêm tai như vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm…

bai-thuoc-tu-cay-coi-xay-co-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-viem-tai-giua-rat-tot

Bài thuốc từ cây cối xay có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai giữa rất tốt

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về phác đồ điều trị viêm tai giữa ở người lớn. Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bạn có những câu hỏi về phương pháp điều trị viêm tai giữa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kịp thời, chính xác. 

Link tham khảo:

https://www.aafp.org/afp/2013/1001/p435.html

https://emedicine.medscape.com/article/2012609-overview

https://www.uptodate.com/contents/acute-otitis-media-in-adults