Viêm tai giữa là tình trạng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Nhiều người lo sợ vì không biết viêm tai giữa có lây không. Những khúc mắc này có thể khiến người bệnh lo lắng, làm giảm hiệu quả quá trình điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này và giới thiệu những phương pháp điều trị viêm tai giữa hiệu quả.

Bị viêm tai giữa có lây không?

Viêm nhiễm bên trong tai giữa là tình trạng KHÔNG lây nhiễm. Tuy nhiên, vi khuẩn và vi-rút gây viêm tai giữa có thể truyền từ người này sang người khác. Thông thường, ở những người bị cảm lạnh, cúm thì vi khuẩn, vi-rút có thể xâm nhập vào tai gây viêm tai giữa

Nếu người bệnh hắt xì, nói chuyện, các vi sinh vật gây bệnh có thể lây lan sang người xung quanh qua giọt bắn và gây cảm cúm cho những người tiếp xúc gần. Cảm cúm kéo dài không điều trị đúng cách có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa.

Vi-khuan-gay-viem-nhiem-tai-giua-co-the-lay-lan-khi-hat-hoi-noi-chuyen

Vi khuẩn gây viêm tai giữa có thể lây lan khi hắt hơi, nói chuyện

Cách điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Tùy theo tình trạng viêm và thể trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Sử dụng thuốc, phẫu thuật hay dùng thảo dược, bổ sung chất dinh dưỡng đều cho hiệu quả với vấn đề viêm tai giữa của bạn.

Sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng sưng đỏ, viêm nhiễm tai do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vì vậy, sử dụng các loại thuốc giảm triệu chứng đau nhức, viêm đỏ và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh là lựa chọn đầu tay của nhiều bác sĩ.

  • Thuốc giảm đau: Đau tai, nhức tai là triệu chứng viêm tai giữa. Để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, bác sĩ sẽ cho sử dụng các thuốc giảm đau như: Paracetamol hay ibuprofen. Tuy nhiên, bạn không được lạm dụng thuốc quá nhiều vì có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
  • Thuốc kháng sinh: Với các trường hợp viêm tai giữa do vi khuẩn, kháng sinh là chỉ định bắt buộc. Tùy theo tuổi người bệnh và loại vi khuẩn gây bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại kháng sinh phù hợp nhất. 
  • Thuốc chống viêm: Viêm, sưng đỏ khiến tai bị căng tức, tạo áp lực lên màng nhĩ. Vì vậy, cần sử dụng thuốc chống viêm trong quá trình điều trị. Việc dùng các thuốc kháng viêm corticoid kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, bạn chỉ sử dụng theo thời gian bác sĩ chỉ định. 

Su-dung-thuoc-la-chi-dinh-dau-tai-trong-dieu-tri-viem-tai-giua

Sử dụng thuốc là chỉ định đầu tay trong điều trị viêm tai giữa

Phẫu thuật khi mắc viêm tai giữa mạn tính

Các thủ thuật phẫu thuật chỉ được đề nghị khi tình trạng viêm nhiễm không đáp ứng với thuốc điều trị. Các phẫu thuật phổ biến là phẫu thuật đặt ống thông nhĩ và phẫu thuật vá màng nhĩ.

  • Phẫu thuật đặt ống thông nhĩ: Phẫu thuật được chỉ định khi bị viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm có tràn dịch. Ống thông nhĩ là những ống nhỏ được làm bằng kim loại hay nhựa. Khi phẫu thuật thì một lỗ nhỏ được tạo ra trong màng nhĩ và đưa ống thông nhĩ vào. Việc mở màng nhĩ giúp thoát chất lỏng tích tụ sau màng nhĩ. Hầu hết các ống sẽ tự rớt ra ngoài khi màng nhĩ lành lại.
  • Phẫu thuật vá màng nhĩ: Phẫu thuật thường diễn ra ở bệnh nhân bị viêm tai giữa mạn tính kéo dài khiến lỗ thủng trên màng nhĩ không hồi phục. Từ đó gây giảm thính lực và có thể khiếm thính một bên. Lúc này, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật vá màng nhĩ.

Phau-thuat-tai-duoc-chi-dinh-khi-bi-viem-tai-giua-man-tinh-nghiem-trong.jpg

Phẫu thuật tai được chỉ định khi bị viêm tai giữa mạn tính nghiêm trọng

Dinh dưỡng cho người bị viêm tai giữa

Chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục tình trạng viêm tai giữa. Bổ sung những thực phẩm tốt cho tai và kiêng ăn các loại thực phẩm có hại sẽ giúp tình trạng viêm nhiễm tai của bạn tiến triển tốt hơn.

  • Không ăn thực phẩm cay hoặc nóng: Hơi cay nóng thường làm kích thích cả vùng tai, mũi, họng. Lúc này, khi phần tai giữa đang bị tổn thương, sự kích ứng đó sẽ khiến tình trạng viêm sưng tồi tệ hơn, làm cho tai bị đau nhức, khó chịu.
  • Không ăn thức ăn quá cứng: Quá trình chuyển động của khớp thái dương hàm khi nhai sẽ làm cho tai rung chuyển. Vì vậy, sử dụng thức ăn quá cứng, dùng lực nhiều khi nhai thì sẽ khiến tai rung chuyển mạnh, quá trình lành các vết viêm của tai sẽ kéo dài hơn.
  • Món ăn nhiều dầu mỡ hoặc đường: Việc làm lành những tổn thương khi nhiễm khuẩn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tưới máu tại vết thương đó. Vì vậy, kiêng ăn các loại thực phẩm có hại cho tim mạch và tuần hoàn máu như dầu mỡ, đường sẽ giúp quá trình hồi phục nhanh hơn. Do đó, bạn không nên ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ và thực phẩm chứa lượng đường lớn.
  • Ăn thức ăn chứa nhiều magie, kali, vitamin A, C, E tốt cho tai: Bơ, khoai tây, cà chua, sữa, nho khô, bông cải xanh, cà rốt và trái cây như: Cam, quýt, chuối, bưởi là những thực phẩm chứa nhiều magie, kali, vitamin A, C, E mà bạn nên lựa chọn 
  • Các thực phẩm bổ máu (chứa axit folic) và tăng cường tuần hoàn máu (chứa omega 3) như: Đậu, cá ngừ, cá hồi, măng tây, rau lá xanh, trứng, ngũ cốc, gan và các loại hạt. Những thực phẩm này sẽ giúp tuần hoàn máu đến tai tốt hơn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và oxy cho tai hơn. Nhờ đó mà tình trạng viêm tai sẽ hồi phục nhanh hơn.

Dinh-duong-khoa-hoc-giup-ho-tro-dieu-tri-viem-tai-giua-hieu-qua

Dinh dưỡng khoa học giúp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Sử dụng dược liệu trong điều trị viêm tai giữa

Sử dụng thảo dược để điều trị viêm tai giữa được xem là phương pháp vừa an toàn lại hiệu quả. Nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường tuần hoàn máu và bổ thận nên nhiều thảo dược cho thấy hiệu quả rõ rệt trong trường hợp viêm tai.

  • Sử dụng tỏi điều trị viêm tai: Theo các nghiên cứu, Allicin trong tỏi là một chất kháng khuẩn rất mạnh. Khi viêm tai giữa kéo dài có thủng màng nhĩ, sử dụng dầu tỏi nhỏ vào tai sẽ giúp phòng ngừa vi khuẩn lây lan, ngăn chặn nhiễm trùng ở tai ngoài. Đồng thời giúp vết viêm mau khô hơn. Bổ sung các thức ăn từ tỏi hoặc sản phẩm chiết xuất từ tỏi sẽ giúp sát khuẩn vùng vòm họng, ngăn chặn vi khuẩn, vi-rút xâm nhập lên tai gây viêm tai giữa mạn tính.
  • Cây cối xay: Là dược liệu vừa có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, vừa giúp tăng tuần hoàn máu, bổ thận. Chính vì vậy, sử dụng cây cối xay trong điều trị viêm nhiễm tai giữa cho hiệu quả rất tốt. Không những thế, cây cối xay còn được nghiên cứu chứng minh có tác dụng chống viêm tương đương thuốc diclofenac - thuốc phổ biến thường dùng trong điều trị viêm tai.
  • Đan sâm, thục địa, cốt toái bổ, câu kỷ tử: Theo đông y, thận là nguồn nuôi dưỡng khí của tai (thận khai khiếu ra tai). Tăng cường chức năng thận và tuần hoàn máu đến tai chính là gốc rễ trong điều trị các vấn đề ở tai. Chính vì vậy, bổ sung các dược liệu tốt cho thận và máu như: Đan sâm, thục địa, cốt toái bổ, câu kỷ tử sẽ giúp phòng ngừa ù tai, nghe kém do viêm tai giữa gây ra. 

Su-dung-thao-duoc-cung-giup-dieu-tri-viem-tai-giua

Sử dụng thảo dược cũng giúp điều trị viêm tai giữa 

Viêm tai giữa là bệnh lý không lây nhiễm nhưng bạn vẫn cần tìm phương pháp điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tới thính lực. Đặc biệt, bạn nên điều trị bằng thuốc và kết hợp cùng sản phẩm thảo dược để có hiệu quả cao hơn.

Nếu còn lo ngại vì không biết viêm tai giữa có lây không, bạn hãy để lại số điện thoại liên lạc ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết hơn.

Nguồn tham khảo: 

1.https://www.healthline.com/health/are-ear-infections-contagious

2.https://www.healthline.com/health/ear-infections#What-is-an-ear-infection?

3.https://www.healthline.com/health/eardrum-repair#1